Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển, đa dạng sản phẩm cá tra: Không dễ

Phát triển, đa dạng sản phẩm cá tra: Không dễ
Ngày đăng: 22/10/2015

Đứng trước mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020, tỷ trọng sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng (GTGT) XK đạt 50% và đến năm 2030, tỷ trọng này đạt 60% (trong đó có ngành cá tra) quả là một kỳ vọng khó có thể thực hiện được…

Hãy nhìn lại chặng đường 15 năm XK cá tra Việt Nam để thấy được hiện trạng và tiến trình đổi mới sản phẩm này.

Năm 2000, thị trường XK cá tra hẹp với 8 nước lớn, trong đó, Mỹ và Nhật Bản đã chiếm đến 83% giá trị XK với tổng lượng xuất là 689 tấn tương đương 2,59 triệu USD và 100% là sản phẩm cá tra, basa đông lạnh.

10 năm sau là giai đoạn tăng trưởng “nóng” của ngành cá tra khi thị trường XK tăng hơn 140 thị trường, trong đó 5 thị trường XK lớn nhất là: EU, Mỹ, Mexico, ASEAN và Nga chiếm 59% tổng khối lượng XK và 63,3% tổng giá trị XK.

Trong khoảng thời gian này, khối lượng cá tra XK tăng 970 lần lên hơn 660 nghìn tấn và giá trị XK tăng 570 lần lên 1,42 tỷ USD.

So với năm 2000, sản phẩm cá tra XK năm 2010 đa dạng đến hơn 30 loại: từ nguyên con, cắt khúc, phile đến cắt khúc tẩm bột chiên sơ, cắt miếng tẩm gia vị đông lạnh, tôm và cá tra quấn khoai tây, xiên que, cá tra quấn cá hồi, cá tra nướng, tẩm bột “beer batter" đông lạnh, tẩm bột "Western style" đông lạnh…

So với nhóm hàng XK hải sản, việc đa dạng hóa sản phẩm XK cá tra khó khăn hơn.

Do đó để “làm mới” sản phẩm các DN đã kết hợp cá tra với các loại rau củ, thủy sản khác (cá hồi, tôm…) hay tẩm ướt nhiều loại gia vị theo thị hiếu của từng thị trường.

Năm 2010, sản phẩm cá tra chế biến (thuộc mã HS16) chiếm 0,75% tổng giá trị XK.

Hơn 70% sản phẩm các tra GTGT XK sang thị trường EU như: Hà Lan, Thụy Sỹ, Đức… còn lại là các thị trường khác như: Australia, Singapore, Philippines, Pakistan…

Thị trường không mở rộng thêm, kim ngạch XK cá tra 8 tháng đầu năm 2015 đạt 1,02 tỷ USD.

Đã có hơn 35 loại sản phẩm cá tra, basa khác nhau XK, cá tra đông lạnh (HS 03) vẫn chiếm đến 98,89%, cá tra chế biến chỉ chiếm 1,11% tổng giá trị NK.

Trong đó, 65% sản phẩm cá tra chế biến XK sang thị trường EU.

Mặc dù đã cố gắng đa dạng hóa sản phẩm XK bằng cách tận dụng tối đa từ chính phẩm tới cả phụ phẩm, chế phẩm (da cá, bao tử, bong bóng, mỡ, thịt vụn, getalin…), hay phối kết hợp với các loại rau củ, thủy sản, tẩm ướp gia vị để ra sản phẩm mới nhưng tỷ trọng hàng GTGT vẫn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong tổng giá trị XK.

Theo phản ánh của các DN XK cá tra, việc đổi mới sản phẩm XK đến nay vẫn do yêu cầu từ thị trường, khách hàng hay tự thân DN sáng tạo, tìm tòi.

Nhưng do hoạt động quảng bá, phát triển thương hiệu của Nhà nước tại thị trường nước ngoài yếu, chiến lược marketing, thuyết phục khách hàng chưa cao nên nhiều sản phẩm mới sản xuất thử nghiệm chưa thực sự thành công.

Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, giá hàng GTGT cao hơn so với hàng đông lạnh nên ít đối tác đặt hàng hoặc đơn hàng nhỏ, không thường xuyên.

Trong khi đó, chi phí sản xuất, nhân công trong sản xuất, thăm dò thị trường cao khiến cho DN không lời.

Hiện nay, thay vì mua sản phẩm cá tra đông lạnh về EU sau đó thực hiện công đoạn rã đông rồi tẩm, ướp gia vị nhiều khách hàng Châu Âu đang mua sản phẩm cá tra tươi rồi thực hiện tẩm ướp gia vị để làm một số mặt hàng GTGT như: Basa burger, Marinaded butterfly; Marinaded fillet… ngay tại nhà máy Việt Nam.

Nếu những dự án kết hợp này thành công, nhiều DN chế biến cá tra sẽ có thêm nhiều cơ hội tăng sản phẩm chế biến trong cơ cấu XK.

Nhu cầu của nhiều thị trường NK, nhất là EU đối sản phẩm cá tra GTGT trong tương lai là khá lớn.

DN nhận thức được tiềm năng cho nhóm hàng này nhưng lại còn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm mới.

Trong 10 - 15 năm nữa, để đạt được mục tiêu chiến lược mà chính phủ đã đề ra là nâng cao tỷ trọng hàng thủy sản GTGT và phát triển bền vững, làm như thế nào để đẩy tỷ lệ hàng GTGT chiếm dưới 1,5% tổng GTXK trong năm 2015 lên 50% trong năm 2020 quả là bài toán khó cho cả Nhà nước và DN.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng Nhiều Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đã có hơn 20 năm nay, mang lại giá trị gần 4.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nghề này đang gặp khó khăn.

20/05/2014
Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp

Tính đến nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 6.637 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng là 5.210 ha, tôm sú 1.018 ha. Hiện dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, đã có 2.416 ha tôm thẻ chân trắng và 300 ha tôm sú bị thiệt hại, gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm địa phương.

20/05/2014
Người Trồng Khoai Lang Tím Nhật Lại Điêu Đứng Người Trồng Khoai Lang Tím Nhật Lại Điêu Đứng

Năm 2013 có thể nói là năm “thắng lợi” đối với nhiều người trồng khoai lang tím Nhật ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bởi giá khoai luôn ở mức trung bình trên 800 ngàn đồng/tạ, có thời điểm “sốt giá” lên đến 1,3 triệu đồng/tạ.

20/05/2014
Trồng Sen Thu Nhập Cao Trồng Sen Thu Nhập Cao

Nhiều bà con nông dân gần xa đang rỉ tai nhau về mô hình trồng sen của anh Nguyễn Văn Chia, hội viên Chi hội Nông dân khu vực Bình Hòa A, phường Phước Thới, quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) cho hiệu quả kinh tế cao.

20/05/2014
Giá Bưởi Ổn Định Ở Mức Cao Giá Bưởi Ổn Định Ở Mức Cao

Theo nhà vườn trồng bưởi Nguyễn Tấn Tư, ấp Hòa Định, xã Vĩnh Thới (Đồng Tháp, giá bưởi 4 tháng đầu năm luôn ổn định ở mức cao. Bưởi da xanh tại thời điểm này, thương lái mua tại vườn loại I (1 trái từ 1kg trở lên) giá dao động từ 40.000 - 52.000 đồng/kg; bưởi năm roi giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm rồi.

20/05/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.