Giá Cá Tra Giảm Mạnh, Người Nuôi Lỗ Nặng
Những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL tiếp tục giảm mạnh khiến hàng loạt hộ nuôi khốn đốn.
Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.
Ông Nguyễn Văn Mách, hộ nuôi cá tra ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), chua chát: “Tôi vừa bán hầm cá khoảng 170 tấn nhưng chịu lỗ gần 600 triệu đồng. Dù bán lỗ nhưng các nhà máy vẫn kỳ kèo từ 1,5 - 2 tháng mới thanh toán tiền. Tình hình này người nuôi rất khó”.
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Gò Đàng, nhìn nhận, các địa phương cứ hô hào người nuôi cá treo ao hàng loạt, nhưng thực tế hộ này nghỉ thì hộ khác nhảy vào nuôi mới. Cụ thể, nguồn cung cá tra nguyên liệu vẫn dồi dào, cộng với giá xuất khẩu đang thấp; từ đó kéo giá cá giảm mạnh. Với đà này, người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cùng khó khăn. Vì vậy, rất cần các ngành chức năng tìm giải pháp hỗ trợ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong tháng 5-2013 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đạt 174 triệu USD, tăng 15,7% so với tháng 5-2012. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu cá tra đạt 709 triệu USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi nghe ý kiến của nhiều nông dân đến tham dự phiên điều trần của Ủy ban Kinh tế về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh ngày 31-12, ông Cao Đức Phát đã nói như vậy.
Theo kết quả báo cáo tại hội nghị do Bộ Công thương tổ chức ngày 31-12 tổng kết tình hình năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015,Việt Nam đã xuất khẩu khoảng7,5 triệu tấn gạo với giá trung bình đạt 436,92 USD/tấn (khoảng 9 triệu đồng/tấn).
Ông Nguyễn Văn Hồng, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Nam, một người trồng thanh long có thâm niên cho biết: “Chưa năm nào giá thanh long thời điểm gần tết lại rớt thê thảm như hiện nay, chỉ dao động ở mức từ 6-10 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với thời điểm năm ngoái. Như gia đình tôi có 400 trụ chong đèn đợt này thu được hơn 4 tấn, bán với giá 8.500đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí không có lãi”.
Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt cột mốc gần 1,5 tỉ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2013. Kim ngạch mặt hàng này những năm tới sẽ còn cao hơn nữa bởi hiện các DN không chỉ xuất tươi mà còn tập trung chế biến thành những sản phẩm có giá trị gia tăng.
Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…