Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gặp Người Đầu Tiên Nuôi Yến Theo Mô Hình Công Nghiệp

Gặp Người Đầu Tiên Nuôi Yến Theo Mô Hình Công Nghiệp
Ngày đăng: 10/03/2012

Trong quá trình nuôi tôm tại trang trại ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, ông Lập (SN 1965) nhìn thấy khu vực này có khá nhiều chim yến bay lượn. Sau khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên thấy khá lý tưởng cho phát triển vật nuôi này, nên năm 2010, ông Lập đã quyết định đầu tư xây nhà nuôi chim yến.

So với người dân thì ông chỉ là “người” đi sau, bởi lẽ việc xây nhà nuôi chim yến để lấy tổ ở Quảng Ngãi đã xuất hiện từ nhiều năm nay, với số lượng hiện ước lên đến cả trăm hộ. Tuy nhiên cũng như con tôm trước đó, ông Lập không nuôi theo kiểu trông chờ vào sự may rủi như nhiều người dân đã làm. Mô hình nuôi yến của ông Lập được áp dụng theo cách của người Malaysia.

Nói về lý do chọn và áp dụng mô hình này, theo ông Lập thì qua tìm hiểu và tham quan thực tế nhận thấy, mô hình nuôi chim yến của Malaysia có hiệu quả mang lại khá cao, lại phù hợp với điều kiện của địa phương. Vì vậy vào khoảng giữa năm 2010, cũng trong khuôn viên trang trại tôm cũ, ông Lập thuê 2 chuyên gia người Malaysia sang thiết kế nhà nuôi và lắp đặt thiết bị và nuôi ở 2 nơi. Điểm đầu tiên nằm ở phía nam của trang trại, tận dụng nhà ở cũ, với diện tích nuôi khoảng 90m2. Còn điểm kia ở phía bắc trang trại, được đầu tư xây mới hoàn toàn, với diện tích khoảng 220m2. Tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm này cho chim yến của ông Lập gần 1 tỷ đồng.

Tín hiệu khả quan

So với cách nuôi thông thường lâu nay của người dân, thì mô hình của ông Lập có nhiều điểm khác biệt hơn: 1 trong số 2 nhà nuôi là cấp 4, chứ không hoàn toàn là nhà tầng như người dân đã làm.

Loại gỗ sử dụng để làm ô trên trần nhà được nhập toàn bộ từ nước ngoài, được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt. Cho nên dù ở môi trường có độ ẩm cao trong một thời gian dài, các ô ở cũng không bị nấm, mốc, dẫn đến việc yến không bỏ đi nơi khác. Phần âm thanh bố trí bên ngoài dụ yến đến thì cứ 6 tháng được thay đổi một lần, nhằm tăng hiệu quả thu hút đối với số chim yến mới đến làm tổ...

Đến nay tổng đàn chim yến tại 2 nhà nuôi ước trên 300 con. Riêng ở điểm nhà cũ, chỉ sau 2-3 tháng kể từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã có chim vào ở, hiện có khoảng 200 con. Năm 2011 vừa qua, số tổ yến đã thu được tại nhà nuôi này khoảng 1kg tổ.

Còn tại điểm mới tuy yến ít hơn, nhưng so với các nhà nuôi của nhiều người dân thì kết quả tốt hơn nhiều. Bởi lẽ với cách nuôi thông thường, nhiều nhà phải đợi 1-2 năm sau mới có yến đến làm tổ, không ít trường hợp yến không đến. Tuy chỉ là thí điểm bước đầu với mô hình mới nhưng nhà yến của ông Lập đạt được kết quả khả quan đã giúp ích nhiều người đến sau với nghề nuôi chim yến…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ong Lấy Mật Nuôi Ong Lấy Mật

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

23/07/2013
Xây Dựng Vùng Rau An Toàn Xây Dựng Vùng Rau An Toàn

Châu Thành (Tiền Giang) được xem là “vương quốc rau” của tỉnh và đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, qua hơn 10 năm từ khi mô hình đầu tiên được triển khai quá trình xây dựng vùng rau an toàn vẫn loay hoay tìm hướng đi.

23/07/2013
Thương Lái Ép Giá, Nông Dân Phải Bán Lạc Giá Rẻ Thương Lái Ép Giá, Nông Dân Phải Bán Lạc Giá Rẻ

Đến nay, vụ lạc ở Thừa Thiên - Huế đã thu hoạch xong được hơn 1 tháng, nhưng do giá xuống quá thấp và thương lái ít thu mua nên người dân khó bán được lạc.

23/07/2013
Giống Lúa Chất Lượng Cao, Nhưng Tỷ Lệ Nảy Mầm Thấp ! Giống Lúa Chất Lượng Cao, Nhưng Tỷ Lệ Nảy Mầm Thấp !

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh về sản xuất lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2012 - 2013, UBND huyện đã triển khai trên diện tích là 1.000 ha, phân bổ cho 9 xã và một thị trấn (trừ Măng Tố, La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh). UBND huyện Tánh Linh đã chỉ định 2 đơn vị cung ứng giống là HTX NNII Đức Phú và Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.

23/07/2013
Nông Dân Đồng Gia Trồng Dưa Hấu Lỗ 3 - 4 Triệu Đồng/sào Nông Dân Đồng Gia Trồng Dưa Hấu Lỗ 3 - 4 Triệu Đồng/sào

Dưa hiện đang cho thu hoạch, năng suất đạt 4 - 5 tạ/sào, giảm 3 - 4 tạ, giá bán từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg so với năm trước. Nông dân thua lỗ 3 - 4 triệu đồng/sào.

23/07/2013