Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.
Riêng vụ xuân-hè năm nay, huyện có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng gần 800 vạn con tôm sú; hơn 8 vạn con cua giống và nhiều giống cá các loại... Từ ngày 5-3, người dân đã hoàn thành xong việc vệ sinh ao, đầm và bắt đầu thả tôm giống vụ xuân - hè.
Để ổn định và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý, giám sát diện tích nuôi thủy sản, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt lịch thời vụ, tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản tại địa phương, củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác nuôi trồng thủy sản (quản lý cộng đồng) nhằm từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh; tiếp tục tăng cường công tác sản xuất các loại giống cá truyền thống tại các trại cá trong huyện, di ương cá bột bảo đảm chất lượng để cung cấp cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong huyện; chất lượng con giống được kiểm dịch và quản lý nghiêm ngặt..., tạo điều kiện phát triển thủy sản bền vững tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.
Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.
Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.
Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.