Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại

Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại
Ngày đăng: 18/03/2014

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Kèm theo thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có QCVN 50:2013/BTNMT (QCVN 50) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Đây cũng là một kiến nghị của VASEP với Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2012.

Theo QCVN 50 thì bùn thải từ xử lý nước thải chế biến thủy sản không thuộc danh mục chất thải nguy hại. Do đó, chỉ số ô nhiễm của từng hạng mục được tính toán giảm để tính toán thuế bảo vệ môi trường.

Đây là 1 trong 7 kiến nghị của VASEP tại Công văn số 49/2012/CV-VASEP (CV49) ngày 15/5/2012 gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho DN chế biến thủy sản trong việc thực hiện về quản lý môi trường.

Tại công văn này, VASEP đề nghị Bộ sớm có quy định chính thức xác định bùn thải thuộc loại hình chế biến thủy hải sản không phải là bùn thải nguy hại. Do nguồn nguyên liệu của các DN chế biến thủy sản là cá, tôm và các loại thủy sản khác nhau nên thành phần hữu cơ chiếm đa số.

Mà theo QCVN 07:2009/BTNMT và Thông tư số 12/2011/TT-BNTMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại thì bùn thải từ hệ thống xử lý là các chất hữu cơ tạp chất không chứa nhiều kim loại nặng.

Ngày 27/6/2012, sau khi nhận được CV49 của VASEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2178/BTNMT-TCMT với tinh thần ghi nhận, chia sẻ những khó khăn mà các DN chế biến thủy sản thuộc loại hình chế biến đặc thù đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định về quản lý môi trường.

Đồng thời Bộ đã giao Tổng cục Môi trường chủ trì soạn thảo, xây dựng dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải. Quy chuẩn này sẽ có những quy định cụ thể cho từng loại bùn thải đặc trưng cho loại hình sản xuất, trong đó có loại hình chế biến thủy sản. Bộ cũng cho biết kế hoạch ban hành quy chuẩn này vào quý IV/2012.

Ngày 12/10/2012, sau khi nhận được kiến nghị của VASEP về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN chế biến, XK thủy sản Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, Bộ NN và PTNT cũng gửi Công văn số 3502/BNN-KHCN đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của VASEP và sớm chỉnh sửa 02 quy chuẩn quốc gia và ban hành Quy chuẩn Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.

Tuy nhiên, hết năm 2012, Bộ Tài Nguyên và Môi trường vẫn chưa ban hành Quy chuẩn này trong khi ngày 29/3/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP điều chỉnh tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó nước thải công nghiệp tăng từ 6-10% (COD tăng 10%, TSS tăng từ 6-8% mức tối thiểu và mức tối đa) so với quy định tại 2 Nghị định của Chính phủ trước đó là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP.

Một năm XK khó khăn chồng chất cho các DN XK thủy sản Việt Nam khi hàng loại chi phí đầu vào đã tăng liên tiếp như: tiền lương, điện, xăng dầu, thuế, phí… cộng thêm phí bảo vệ môi trường có nguy cơ làm tăng đáng kể chi phí sản xuất cho các DN chế biến có sử dụng lượng nước lớn như ngành chế biến thủy sản và trực tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của DN thủy sản Việt Nam. Ngày 28/8/2013, VASEP tiếp tục gửi Công văn số 182/2013/CV-VASEP (CV182) đến Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ NN và PTNT, Tổng cục Môi trường kiến nghị sớm ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.

Ngày 30/9/2013, sau khi nhận được CV182 của VASEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi Công văn số 3788/BTNMT-TCMT nói rõ, trong tháng 10/2013, Bộ sẽ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

Thực hiện đúng kế hoạch, ngày 25/10/2013, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Kèm theo thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó cóQCVN 50:2013/BTNMT (QCVN 50). Quy chuẩn này được áp dụng thay thế QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, theo đó, bùn thải từ xử lý nước thải chế biến thủy sản không thuộc danh mục chất thải nguy hại..

Sự hỗ trợ, hợp tác tích cực bằng kế hoạch cụ thể bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các DN XK thủy sản trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

Công ty Mía đường Nghệ An hỗ trợ đầu tư phát triển trồng mía vụ thu 2015 Công ty Mía đường Nghệ An hỗ trợ đầu tư phát triển trồng mía vụ thu 2015

Công ty Mía đường Nghệ An vừa thông qua chính sách hỗ trợ đối với các diện tích trồng mía tối thiểu 0,15ha trở lên trong vùng quy hoạch của công ty, điều kiện bắt buộc đi kèm là phải sử dụng giống mía sạch bệnh chồi cỏ.

04/08/2015
Diện tích gieo trồng ngô ở khánh hòa giảm Diện tích gieo trồng ngô ở khánh hòa giảm

Đa số diện tích trồng ngô ở Khánh Hòa được gieo trồng ở vùng đồi núi nên từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít khiến cây ngô bị giảm năng suất.

04/08/2015
Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập

Thời gian gần đây, do nhiều yếu tố tác động như giá vật tư nông nghiệp tăng trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp khiến người nông dân ít mặn mà với ruộng đồng. Do đó, vấn đề cần đặt ra là phải tìm được “phương thuốc” để giúp người nông dân tăng thêm thu nhập và gắn bó với “bờ xôi, ruộng mật”.

04/08/2015
Cú hích từ một dự án Cú hích từ một dự án

Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai trên địa bàn huyện Đak Đoa đã được 4 năm. Qua thời gian thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương từng bước đi vào ổn định phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

04/08/2015
Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như gạch, cát và xi măng… chị Lê Thị Ánh ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) đã sáng tạo ra phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến giúp tiết kiệm đến 60% chi phí so với sử dụng bóng đèn điện và giảm ô nhiễm môi trường so với dùng than tổ ong.

04/08/2015