Cà Mau Thả Hơn 600.000 Con Giống Thủy Sản Xuống Biển
Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.
Các loại giống thủy sản được thả gồm cá chẻm, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Đây là hoạt động nhằm góp phần phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tuyên truyền và nâng cao nhận thức người dân trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 6/2014, gần 9 triệu con giống thủy sản gồm cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền các địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt tại các huyện: Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau.
Có thể bạn quan tâm
Khi cho đàn heo ăn xong, vợ chồng anh Vương đi rẫy hái ớt. Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau, vợ chồng anh về đến nhà thì tá hỏa đàn heo đang khỏe mạnh bỗng nhiên chết bất thường. Vốn liếng gia đình đầu tư vào đàn heo bị mất trắng.
Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.
Mấy tuần gần đây, trên địa bàn hai huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) xuất hiện nhiều nhóm người đến gạ gẫm đồng bào dân tộc Khmer đào cây thốt nốt để bán cho họ, sau đó vận chuyển cây ra Bắc rồi bán sang Trung Quốc.
Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.
Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.