Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật
Gạo rang lên có mùi khét khó chịu và vón cục
Ngay sau đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản và đại diện khu vực phía Nam của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã vào cuộc kiểm tra.
Chiều 4-10, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, khẳng định, khi tiếp cận với mẫu gạo nghi nhựa ở TPHCM, qua kiểm tra, phân tích cho thấy 100% mẫu gạo này là gạo thật. Ông Phạm Văn Dư khẳng định:
“Gạo này là gạo thật, không có chuyện gạo nhựa, hay gạo giả như nghi vấn trước đó”.
Liên quan đến một số biểu hiện lạ của gạo như khi rang thì cháy đen và có mùi khét bốc lên như nhựa, ông Phạm Văn Dư cho rằng, để xác minh và có câu trả lời chính xác thì cần nhiều thời gian để điều tra, phân tích.
Cụ thể là phải xem trong quá trình gieo trồng đến lúc thu hoạch, nông dân đã sử dụng những loại thuốc trừ sâu nào, trong quá trình bảo quản có sử dụng hóa chất gì không?
Ông Phạm Văn Dư phân tích:
“Gạo ở Việt Nam còn dư thừa để xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn mỗi năm nên không thể có việc sản xuất gạo giả để bán kiếm lời, vì chi phí sản xuất gạo giả còn đắt hơn gạo thật”.
Có thể bạn quan tâm
Do đi xuất khẩu lao động phải về nước sớm, năm 2001, anh Hoàng Đức Thành vào xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) làm ăn với hành trang vỏn vẹn chỉ mấy bộ quần áo cũ. Thấy hoàn cảnh của anh như vậy, người bạn ở Kon Tum cùng đi xuất khẩu lao động cho anh vay ít tiền mua mảnh đất để làm ăn.
Theo đánh giá mới đây của Phòng NNPTNT huyện Châu Phú (An Giang), mô hình trồng thí điểm đậu bắp Nhật tại tổ hợp tác Hưng Thịnh, xã Bình Thủy (Châu Phú) đang cho hiệu quả khá tốt.
Xuất phát từ hai bàn tay trắng, vươn lên trong khó khăn để chuyển đổi từ mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, trở thành người làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi xã Đông Sơn (Đông Hưng - Thái Bình). Đó chính là ông Bùi Thọ Thính.
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.
Từ nhiều năm nay, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) tận dụng lượng rơm rạ sẵn có để trồng nấm rơm nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.