Tín Hiệu Vui Đối Với Người Trồng Điều Bình Phước
Ngày 22-4, tại thị xã Thuận An (Bình Dương), Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu điều Việt Hà và khai trương Trung tâm đóng gói điều nhân xuất khẩu.
Công ty điều Việt Hà chuyên sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu điều nhân và điều nguyên liệu. Sản phẩm được quản lý và kiểm soát chặt chẽ theo quy trình, bảo đảm chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn ISO 22000:2005, HACCP và BRC FOOD.
Nhà máy đóng gói được xây dựng trên tổng diện tích 5.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng trên 2.000m2 với tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Quy mô sản xuất với công suất chế biến và xuất khẩu điều nhân hàng năm đạt từ 5.000 đến 7.500 tấn.
Ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết: Sự có mặt của công ty là nguồn lực quan trọng cho phát triển nông nghiệp chế biến của tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận như Bình Phước. Thực tế, tỉnh Bình Dương chỉ còn hơn 2.000 ha điều, trong khi Bình Phước hiện có khoảng 135 ngàn ha.
Đây là tín hiệu vui đối với người trồng điều tỉnh nhà. Tuy nhiên, muốn duy trì hoạt động lâu dài, doanh nghiệp cần phối hợp với địa phương và người trồng điều xây dựng chuỗi giá trị ổn định, vừa giúp người dân yên tâm gắn bó với cây điều, vừa bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Về xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hỏi thăm “vua” giống dưa hấu ghép bầu Hoàng Văn Nại ở thôn Pắc Nông không ai là không biết vì trong mấy năm gần đây nhà anh đã trở thành địa chỉ chuyên cung cấp cây giống dưa hấu chất lượng cao cho người trồng dưa khắp nơi.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, nuôi tôm hiện đang mang lại lợi nhuận cao nhất cho toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất.
Hiện nay, huyện Cái Nước (Cà Mau) có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.
Câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong cuộc họp Chính phủ hôm (27.6) như một điển hình mà nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống cây, con mới vào sản xuất để giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) tỉnh đã thực hiện thí điểm nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao để chuyển giao cho nông dân.