Làm Giàu Từ Nuôi Chim Cút Và Bồ Câu

Trại nuôi chim bồ câu, chim cút của anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành (huyện Chơn Thành, Bình Phước) hiện là điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của đông đảo thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Với gần 200 cặp chim bồ câu bố mẹ, 15.000 con chim cút, mỗi tháng anh bán được khoảng 100 cặp chim bồ câu thương phẩm và hàng chục ngàn trứng cút.
Nguồn tiêu thụ chủ yếu ở các nhà hàng, quán ăn tại thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành. Do giá bán ổn định nên sau trừ chi phí, trại nuôi chim của gia đình anh Phương cho lãi 20-30 triệu đồng/tháng.
Anh Phương cho biết: Những hộ có ít đất, ít vốn làm ăn thì nuôi chim mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chỉ cần chú trọng vệ sinh chuồng trại sạch, giữ độ ẩm cho chim và đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh thì chim sẽ tránh được dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nhiều gia đình khác, trước đây gia đình anh Dương Tiến Vinh, ởthôn Xuân Hòa, xã Tân Quang (Bắc Quang) thuộc diện gia đình khó khăn, kinh tế dựa trên mặt hàng kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Sau khi được sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Chi nhánh huyện Bắc Quang để tăng gia sản xuất, kinh tế của gia đình anh Vinh chuyển biến rõ rệt.

Lần đầu tiên, một giống cây có chứa dưỡng chất trong dầu cá đã được lai tạo thành công bằng phương pháp biến đổi gene tại Anh.

Qua một thời gian tập trung nhiều nguồn lực và giải pháp nhằm đẩy mạnh đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ, đến nay, triển vọng đối với ngành đánh bắt xa bờ tại Ninh Thuận đang có những khởi sắc.

Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học và ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm đảm bảo các yếu tố bền vững cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng sản phẩm.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) phối hợp với Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt” cho nông dân trên địa bàn huyện.