Gạo chất lượng cao khẳng định vị thế xuất khẩu
Theo VFA, 7 tháng đầu năm, XK gạo cả nước đã đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 9% về lượng và 5,5% về giá. Dù tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng điểm sáng nhất trong XK gạo 7 tháng đầu năm chính là phân khúc gạo cao cấp.
Cụ thể, sau 7 tháng, XK gạo cao cấp (loại 5% tấm) đã đạt 28,8% tổng lượng gạo XK của cả nước, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Gạo thơm đứng thứ 2 với tỷ lệ 24,67% tổng lượng gạo XK, tăng 15,36% so với cùng kỳ. Nhờ lượng tăng của 2 loại này, gạo Việt Nam đã quay lại chiếm giữ vị trí cao ở nhiều thị trường. Đơn cử như sau 2 năm rất khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với gạo từ Ấn Độ và Thái Lan, kim ngạch XK gạo vào thị trường châu Phi trong 7 tháng đã đạt 15,83% tổng kim ngạch XK gạo của nước ta, tăng đến 47,53%, trong đó gạo thơm là loại gạo được châu Phi ưa chuộng nhất.
“Những con số trên cho thấy, ngành lúa gạo cần chuyển đổi sản xuất theo hướng tập trung vào gạo thơm, gạo chất lượng cao thay vì gạo phẩm cấp thấp như những năm trước đây”- ông Huỳnh Minh Huệ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Tổng thư ký VFA chỉ rõ: Chuyển đổi sản xuất từ phân khúc gạo chất lượng thấp sang gạo chất lượng cao không phải là việc dễ dàng do gặp khó khăn từ khâu giống đến quản lý chất lượng. Nhiều giống lúa đã bị thoái hóa nên việc sản xuất gạo chất lượng cao chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, quản lý chất lượng gạo XK cũng gặp nhiều vấn đề khi vẫn còn tình trạng sau khi mua lúa ở các hộ dân, thương lái sẽ trộn lẫn các loại lúa hạt dài với hạt tròn rồi đem về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho DN. DN XK và DN nhập khẩu ở nhiều thị trường đều đang chấp nhận cách làm dễ dãi như vậy, tạo thành thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, khi mở rộng ra các thị trường lớn, đặc biệt là những thị trường khó tính, việc làm này không thể chấp nhận được.
Ông Huệ khẳng định: Thời gian tới, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, trong đó có tái cơ cấu ngành gạo; sử dụng giống xác nhận, thuần chủng, phải thực hành canh tác tốt, quản lý chất lượng đồng đều, làm sao hạt gạo phải đồng nhất về chất lượng. Đồng thời, tập trung xây dựng thương hiệu gạo theo đúng Đề án đã được Chính phủ quy định. Nếu không giải quyết được vấn đề này, trong hoàn cảnh XK gạo gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ta không những sẽ mất thị trường truyền thống mà còn không thể thâm nhập vào các thị trường mới.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.
Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.
Vào thời điểm này, nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bắt đầu thả nuôi vụ tôm càng xanh trên đất lúa, tổng diện tích thả giống gần 180ha.
Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.
Kể từ ngày 6/9 tới, người dân và doanh nghiệp muốn nuôi chim yến phải đăng ký và nếu phù hợp với quy hoạch nuôi chim yến của địa phương, cũng như được sự đồng ý của UBND cấp quận, huyện mới được nuôi.