Gạo chất lượng cao khẳng định vị thế xuất khẩu

Theo VFA, 7 tháng đầu năm, XK gạo cả nước đã đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 9% về lượng và 5,5% về giá. Dù tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng điểm sáng nhất trong XK gạo 7 tháng đầu năm chính là phân khúc gạo cao cấp.
Cụ thể, sau 7 tháng, XK gạo cao cấp (loại 5% tấm) đã đạt 28,8% tổng lượng gạo XK của cả nước, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Gạo thơm đứng thứ 2 với tỷ lệ 24,67% tổng lượng gạo XK, tăng 15,36% so với cùng kỳ. Nhờ lượng tăng của 2 loại này, gạo Việt Nam đã quay lại chiếm giữ vị trí cao ở nhiều thị trường. Đơn cử như sau 2 năm rất khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với gạo từ Ấn Độ và Thái Lan, kim ngạch XK gạo vào thị trường châu Phi trong 7 tháng đã đạt 15,83% tổng kim ngạch XK gạo của nước ta, tăng đến 47,53%, trong đó gạo thơm là loại gạo được châu Phi ưa chuộng nhất.
“Những con số trên cho thấy, ngành lúa gạo cần chuyển đổi sản xuất theo hướng tập trung vào gạo thơm, gạo chất lượng cao thay vì gạo phẩm cấp thấp như những năm trước đây”- ông Huỳnh Minh Huệ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Tổng thư ký VFA chỉ rõ: Chuyển đổi sản xuất từ phân khúc gạo chất lượng thấp sang gạo chất lượng cao không phải là việc dễ dàng do gặp khó khăn từ khâu giống đến quản lý chất lượng. Nhiều giống lúa đã bị thoái hóa nên việc sản xuất gạo chất lượng cao chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, quản lý chất lượng gạo XK cũng gặp nhiều vấn đề khi vẫn còn tình trạng sau khi mua lúa ở các hộ dân, thương lái sẽ trộn lẫn các loại lúa hạt dài với hạt tròn rồi đem về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho DN. DN XK và DN nhập khẩu ở nhiều thị trường đều đang chấp nhận cách làm dễ dãi như vậy, tạo thành thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, khi mở rộng ra các thị trường lớn, đặc biệt là những thị trường khó tính, việc làm này không thể chấp nhận được.
Ông Huệ khẳng định: Thời gian tới, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, trong đó có tái cơ cấu ngành gạo; sử dụng giống xác nhận, thuần chủng, phải thực hành canh tác tốt, quản lý chất lượng đồng đều, làm sao hạt gạo phải đồng nhất về chất lượng. Đồng thời, tập trung xây dựng thương hiệu gạo theo đúng Đề án đã được Chính phủ quy định. Nếu không giải quyết được vấn đề này, trong hoàn cảnh XK gạo gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ta không những sẽ mất thị trường truyền thống mà còn không thể thâm nhập vào các thị trường mới.
Related news

Trong khi mô hình nuôi chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu đang cận kề bờ vực thì mô hình của Cty TNHH Đào tạo Thương mại điện tử Giấc Mơ Việt (Vdream) đã chính thức khai tử. Một lần nữa, giấc mơ làm giàu từ chồn nhung đen của người dân tan vỡ.

Theo ông Bùi Bá Sự, PGĐ Kinh doanh Cty TNHH Việt - Úc, khách hàng có nhu cầu mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống của Cty, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đang tăng cao.

Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu có hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật; phạt tiền 25 - 50 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày, đêm...

Trồng lúa, xay gạo để nấu cơm, chế biến bột, làm bún, làm bánh… là chuyện bình thường, nhưng chế biến gạo thành trà uống quả là độc đáo. Ý tưởng này đang được nông dân Trần Thanh Phương thực hiện.

Ngày 26-3, ông Phan Chánh Thi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bến Tre, cho biết từ đầu tháng 3 đến nay đã xuất hiện tình trạng nghêu chết, khoảng trên 300 tấn tại các HTX thủy sản trong tỉnh.