Gần 400 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện các xã nông thôn mới

Hiện tại, UBND tỉnh đã quyết định công nhận 12 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã NTM toàn tỉnh lên 22 xã.
Phấn đấu đến cuối năm 2015, toàn bộ 56 xã thuộc giai đoạn 2011 - 2015 sẽ hoàn thành hết các tiêu chí về xây dựng NTM.
Trong đó, ngành điện đã tham gia tích cực vào việc hoàn thiện, nâng cấp lưới điện đáp ứng tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.
Được biết lưới điện tại các xã NTM đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng điện, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn.
Về kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh sẽ triển khai xây dựng 149 xã NTM, trong đó còn nhiều xã chưa đạt tiêu chí về điện.
Để hoàn thành mục tiêu của tỉnh đề ra, cùng với các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, Công ty Điện lực Quảng Nam sẽ tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thiện các công trình lưới điện, trong đó ưu tiên đầu tư khu vực xây dựng NTM để hoàn thành đúng tiến độ dự kiến.
Related news

Theo anh Trung thì trước đây, do diện tích lớn nên nhu cầu giống hoa cho mỗi vụ trồng rất nhiều, cứ mỗi lần vào vụ lại xuất hiện tình trạng khan hiếm giống. Gia đình phải tất bật liên hệ, tìm kiếm nguồn cung khắp nơi và mua giống với giá cao. Cũng vì thế nên giống hoa nhiều lúc không đảm bảo chất lượng, cây trồng kém phát triển, củ không nảy mầm tốt. Gia đình luôn rơi vào tình thế bị động trong việc tìm nguồn giống…

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.