Gần 1.110 Ha Tôm Sú Bị Thiệt Hại

Tại tỉnh Trà Vinh, nhiều diện tích nuôi tôm sú chính vụ 2011 đang trong giai đoạn từ 30 - 45 ngày tuổi bị chết vì bệnh đỏ thân. Đến nay, ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú đã có gần 1.110 ha tôm sú của 930 hộ dân bị thiệt hại, với số lượng gần 44 triệu con. Tình trạng tôm sú bị chết vẫn đang tiếp diễn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có trên 2.500 hộ nuôi tôm sú, lượng tôm sú giống đã thả nuôi khoảng 127 triệu con. Để ngăn chặn tình trạng tôm sú nuôi bị chết lan rộng, ngành thủy sản tỉnh đang tổ chức lấy mẫu tôm sú đưa đi xét nghiệm, quan trắc môi trường nước nuôi tôm sú và hướng dẫn người dân nuôi tôm sú biện pháp quản lý tốt môi trường nước ao nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Thấy nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối.

Dự kiến vào khoảng giữa tháng 3 này NM Đạm Cà Mau (Cty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN) sẽ kết thúc quá trình chạy thử nghiệm, chính thức đi vào hoạt động và bán sản phẩm tới tay nông dân.

Nhiều đề xuất về chính sách cung- cầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã được đưa ra tại Hội thảo “An ninh lương thực tại Việt Nam: Thực trạng, chính sách và triển vọng”.

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần vừa được nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên” với 3 giống lúa mới.

Ngày 22/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1219/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.