Thả Con Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).
Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp tác Nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực (30/6/2004 - 30/6/2014).
Ngày 30/6/2004, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá giữa hai nước.
Hai Hiệp định này đã xác định rõ phạm vi và tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc mỗi nước bảo vệ, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì sự ổn định trong Vịnh, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Hiệp định đã tạo điều kiện cho ngư dân hai nước yên tâm khai thác nguồn lợi thủy sản.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp tác Nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực (30/6/2004 - 30/6/2014). Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NNPTNT Hải Phòng tổ chức Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Tham dự Lễ phát động thả giống tại Vùng đánh cá chung thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà có ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Phạm Văn Hà, Chủ tịch thường trực UBND huyện Cát Hải. Đến dự còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng, Chi cục Kiểm ngư vùng I, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Cảnh sát biển cùng đông đảo bà con ngư dân.
Vịnh Bắc Bộ không chỉ có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng mà còn có vai trò rất quan trọng mang lại giá trị kinh tế cho bà con ngư dân trong việc khai thác thủy sản. Đã góp phần vào việc cải thiện sinh kế cho các cộng đồng ngư dân và an ninh lương thực quốc gia.
Nhằm tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình khai thác đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi và khả năng tái tạo của các đối tượng thủy sản trong Vịnh.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cùng lãnh đạo huyện Cát Hải và các đại biểu đã thả 90.000 con cá giống các loại gồm cá rô biển, cá vược, tôm sú, cua biển giống cá loại.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN và PTNT xác định năm 2015 là năm đảm bảo vệ sinh ATTP trong nông nghiệp và đề ra mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét về vấn đề này, trọng tâm là sản phẩm rau, thịt và thủy sản. Năm nay, ngành đề ra mục tiêu, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi heo cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh, những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức, đang thách thức nghề chăn nuôi heo tại Củ Chi.

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Tính đến tuần đầu của tháng 2/2015, Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 75.000 ha lúa đông xuân, bằng 53% diện tích gieo trồng. Do đặc điểm từng vùng sinh thái, nên thời gian xuống giống giữa các địa phương chênh lệch nhau khá xa. Diễn biến thị trường trong vụ lúa này cho thấy: Thu hoạch sớm có nhiều lợi thế về giá, vì khoảng 3 tuần này lúa rớt giá mạnh.