Bến Tre Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn Dừa Đạt Hiệu Quả

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).
Cơ quan chủ trì đã tổ chức 8 lớp tập huấn, 4 cuộc hội thảo về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa; kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, quản lý nguồn nước, cách thức cho ăn, quản lý ao nuôi, thu hoạch; cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho tôm càng xanh. Dự án thả nuôi 800 ngàn con, tôm bắt đầu nuôi kích cỡ từ 2 - 3 cm, tỷ lệ sống trên 60%, cỡ thu hoạch 30 con/kg, năng suất đạt 660 kg/ha.
Xã Phước Hiệp có 33 hộ tham gia Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh. Năm 2003, ông Bùi Văn Len, ở ấp An Thới nuôi 500 con trên diện tích 500 m2 thu được 20 kg, lời 7 triệu đồng. “Năm 2013, tôi bán tôm càng xanh loại I được 400 ngàn đồng/kg. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi tôm càng xanh do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tập huấn mà tôi có thêm kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa” - ông Len nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Quang Tuyến, Chủ nhiệm Dự án, Dự án này nhận được sự ủng hộ khá cao của người nuôi tôm. Người nuôi tôm có lợi nhuận, nhận thức ngày càng tốt hơn trong quá trình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa. Qua đó, góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Đối với loại cây có múi như quýt, cư dân núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) mang giống từ miệt Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… về trồng rất thích hợp. Độc đáo hơn, trái cho thu hoạch vào dịp Tết, trở thành loại đặc sản quý hiếm ở An Giang.

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.

Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.

Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.