Gà Chết Vì Mua Con Giống Trôi Nổi
Thấy người đi bán dạo giới thiệu về giống gà Nòi nuôi mau lớn, bán được giá cao, nên chị Hồ Thị Hiền ở xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã mua hơn 200 con gà giống về nuôi.
Lúc đầu gà cũng phát triển, nhưng khoảng 1 tháng sau gà bị bệnh rồi chết dần hết cả đàn. Vậy là hơn 5 triệu đồng đầu tư con giống, thức ăn ban đầu đã mất trắng. “Lúc đầu thấy gà bán dạo với giá rẻ nên tôi mua về nuôi, chỉ khoảng hơn 1 tháng là gà bắt đầu chết, đến nay thì không còn con nào” – chị Hiền tiếc rẻ nói.
Còn chị Lô Thị Sà Quẹl ở xã Thạnh Trị là một những hộ thành công với mô hình nuôi gà thả vườn từ nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, thấy nuôi vụ đầu hiệu quả khá cao, nên chị nuôi tiếp, nhưng điều đáng nói là chị mua con giống qua một người quen giới thiệu, chứ không rõ nguồn gốc nơi đâu, nên chỉ nuôi được vài ngày đàn gà đã chết khoảng 60 con. Chị Sà Quẹt cho biết: “Lứa đầu tôi áp dụng mô hình nuôi gà được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, gà hao hụt rất ít, gia đình có lợi nhuận. Lứa này tôi tiếp tục nuôi gà nhưng mua giống trôi nổi, hiện gà bị chết rất nhiều. Tôi rút kinh nghiệm về sau không mua giống gà không rõ nguồn gốc nữa vì không có chất lượng”.
Hiện nay, nhiều nông dân trong huyện đang có nhu cầu phát triển đàn gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán. Hơn nữa những tuần trở lại đây, giá các sản phẩm từ gà có chiều hướng tăng, là cơ hội để nhu cầu về con giống tăng theo. Lợi dụng điều này, một số người từ nơi khác đến rao bán các giống gà không rõ nguồn gốc với giá rẻ, nhiều người thấy rẻ mua về nuôi, nhưng một thời gian sau thì tỷ lệ hao hụt rất cao, có hộ bị chết cả đàn, thiệt hại về kinh tế là không nhỏ.
Bà Nguyễn Thùy Trang - Quyền Trưởng trạm Thú y huyện Thạnh Trị cho biết: “Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện những giống gà trôi nổi không rõ nguồn gốc. Trước tình hình đó ngành cũng chỉ đạo các trạm Thú y xã thành lập Tổ cơ động để kiểm tra, khuyến cáo bà con không nên mua những giống gà này, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo cho người dân yên tâm chăn nuôi”.
Giá rẻ và giao gà đến tận nhà là lý do mà bà con ở vùng sâu huyện Thạnh Trị chọn mua gà bán dạo và việc mua bán không có sự ràng buộc này đã để lại hậu quả nghiêm trọng, ngoài thiệt hại về kinh tế cho nông dân, đây còn là cầu nối làm phát sinh dịch bệnh, nhất là hiện nay cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp.
Có thể bạn quan tâm
Sau cơn bão số 10 kinh hoàng hồi năm ngoái, những rừng cao su bạt ngàn của thị trấn Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) đã bị tàn phá, cuộc sống người dân từ đó đến nay vô cùng khó khăn. Nhưng có lẽ “ông trời” không lấy đi của ai tất cả, trong những ngày cuối tháng 4 này, người nông dân nơi đây lại vui mừng, phấn khởi bởi một mùa dưa hấu được mùa, được giá.
Mặt dù giá nhãn tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường vẫn không nhiều.
Tổ hợp tác (THT) sản xuất bưởi da xanh Phú Thành (xã Quới Sơn - Châu Thành - Bến Tre) là một trong những tổ đầu tiên trong huyện được cấp chứng nhận VietGAp với 18 hộ, diện tích 8,5ha.
Hàm Hiệp được coi là “cái nôi” thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Người dân nơi đây hàng năm không chỉ tăng về diện tích thanh long, mà còn tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm bằng chương trình VietGAP.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, hiện nay chưa thể thống kê được tổng diện tích trồng chuối của nông dân trên địa bàn tỉnh cụ thể là bao nhiêu. Vì có nhiều nguyên nhân, trong đó căn bản nhất là chưa có nông dân nào quy hoạch vườn để trồng chuối theo hình thức chuyên canh (trừ chuối xuất khẩu ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú).