Gà Chết Vì Mua Con Giống Trôi Nổi

Thấy người đi bán dạo giới thiệu về giống gà Nòi nuôi mau lớn, bán được giá cao, nên chị Hồ Thị Hiền ở xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã mua hơn 200 con gà giống về nuôi.
Lúc đầu gà cũng phát triển, nhưng khoảng 1 tháng sau gà bị bệnh rồi chết dần hết cả đàn. Vậy là hơn 5 triệu đồng đầu tư con giống, thức ăn ban đầu đã mất trắng. “Lúc đầu thấy gà bán dạo với giá rẻ nên tôi mua về nuôi, chỉ khoảng hơn 1 tháng là gà bắt đầu chết, đến nay thì không còn con nào” – chị Hiền tiếc rẻ nói.
Còn chị Lô Thị Sà Quẹl ở xã Thạnh Trị là một những hộ thành công với mô hình nuôi gà thả vườn từ nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, thấy nuôi vụ đầu hiệu quả khá cao, nên chị nuôi tiếp, nhưng điều đáng nói là chị mua con giống qua một người quen giới thiệu, chứ không rõ nguồn gốc nơi đâu, nên chỉ nuôi được vài ngày đàn gà đã chết khoảng 60 con. Chị Sà Quẹt cho biết: “Lứa đầu tôi áp dụng mô hình nuôi gà được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, gà hao hụt rất ít, gia đình có lợi nhuận. Lứa này tôi tiếp tục nuôi gà nhưng mua giống trôi nổi, hiện gà bị chết rất nhiều. Tôi rút kinh nghiệm về sau không mua giống gà không rõ nguồn gốc nữa vì không có chất lượng”.
Hiện nay, nhiều nông dân trong huyện đang có nhu cầu phát triển đàn gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán. Hơn nữa những tuần trở lại đây, giá các sản phẩm từ gà có chiều hướng tăng, là cơ hội để nhu cầu về con giống tăng theo. Lợi dụng điều này, một số người từ nơi khác đến rao bán các giống gà không rõ nguồn gốc với giá rẻ, nhiều người thấy rẻ mua về nuôi, nhưng một thời gian sau thì tỷ lệ hao hụt rất cao, có hộ bị chết cả đàn, thiệt hại về kinh tế là không nhỏ.
Bà Nguyễn Thùy Trang - Quyền Trưởng trạm Thú y huyện Thạnh Trị cho biết: “Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện những giống gà trôi nổi không rõ nguồn gốc. Trước tình hình đó ngành cũng chỉ đạo các trạm Thú y xã thành lập Tổ cơ động để kiểm tra, khuyến cáo bà con không nên mua những giống gà này, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo cho người dân yên tâm chăn nuôi”.
Giá rẻ và giao gà đến tận nhà là lý do mà bà con ở vùng sâu huyện Thạnh Trị chọn mua gà bán dạo và việc mua bán không có sự ràng buộc này đã để lại hậu quả nghiêm trọng, ngoài thiệt hại về kinh tế cho nông dân, đây còn là cầu nối làm phát sinh dịch bệnh, nhất là hiện nay cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp.
Related news

Việc giảm giá này là hậu quả tất yếu khi mà người tiêu dùng e ngại với thịt lợn trước thông tin nhiều trang trại trong khu vực vẫn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Qua 2 năm đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp và ban hành kế hoạch hành động.

Ngày 11/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cao su xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn với diện tích 893 ha.

Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn.
Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố đặc sản này là một trong số 50 loại trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam; năm 2013, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vinh danh lọt vào top 10 loại trái cây ngon bậc nhất Việt Nam. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.