EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ
Một lượng lớn tôm chân trắng từ Andhra Pradesh đã bị EU từ chối NK do dư lượng kháng sinh. Đây có thể là một trở ngại lớn đối với mục tiêu của Ấn Độ để XK thủy sản tăng gấp đôi từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.
Thiếu cơ chế giám sát thích hợp dẫn đến nhiều lô hàng XK của Ấn Độ bị trả về trong vài tháng qua. Đại diện Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết, số lô hàng bị trả về ngày càng tăng kể từ tháng 7.
Nhu cầu thế giới đối với tôm chân trắng tăng khiến nước này mở rộng nuôi tôm chân trắng trong khi đó, sản lượng khai thác tôm biển giảm xuống khiến nhiều tàu khai thác tôm phải nằm bờ.
Với 24 containers bị EU từ chối gần đây buộc Ấn Độ phải xem xét lại về việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản. Chloramphenicol và Nitrofuran được sử dụng cả trong sản xuất giống và trại nuôi.
Các cơ quan liên quan của Ấn Độ đang tiến hành các bước khẩn trương để khắc phục những vấn đề về kháng sinh trong tôm XK sang EU vì lo ngại ảnh hưởng tới XK sang các thị trường khác như Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Hòa An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích sản xuất nông nghiệp hàng hóa hằng năm đều tăng về sản lượng và giá trị sản xuất.
Xã Lương Thô là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thông Nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế.
Ngày 28-6, Trường đại học Nông Lâm TPHCM và đại học Arizona, Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo công bố nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS).
Dù không được tỉnh hay huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng 2 năm qua người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự bỏ tiền túi mở 4km đường giao thông kiên cố.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng các huyện, thị xã triển khai nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng phương pháp mới, theo hướng an toàn sinh học.