80% Giống Rau Lai Của Việt Nam Phải Nhập Khẩu

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay diện tích trồng rau của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha với năng suất bình quân 165 tạ/ha, đạt giá trị 650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các giống rau lai F1 phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thành hạt giống cao, chất lượng giống bấp bênh đã ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân.
Phần lớn rau canh tác tại thôn Đồng Xuyên, xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội được nông dân mua giống có nguồn gốc từ nước ngoài. Theo nhiều bà con nông dân, so với cùng kỳ năm ngoái, giá hạt giống rau nhập đã tăng gấp đôi.
Bà Nguyễn Thị Nhị, một người trồng rau lâu năm ở thôn Đồng Xuyên chia sẻ: “Năm ngoái giá rau giống còn 500 nghìn một lạng, năm nay đã lên tới 1 triệu đồng, rồi 1 triệu ba nhưng chúng tôi cũng không chủ động được giống nên toàn phải tự mua giống bên ngoài.”
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Hợp tác xã rau Đặng Xá cho biết, do giống nhập cho năng suất cao, kháng được sâu bệnh nên nhiều năm nay, bà con nông dân chủ yếu canh tác giống rau ngoại nhập.
Bà Nguyễn Thị Lơi, Phó Chủ nhiệm HTX rau Đặng Xá cho biết: “Chỉ một số loại cải nông dân để giống được, còn những giống cao cấp, ví dụ như cà chua Nhật, cà chua Mỹ, bắp cài Nhật, đu đủ Đài Loan. Tôi thấy là những giống có năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh thì là giống của nước ngoài.”
Tình trạng nông dân phải mua rau giống của nước ngoài không chỉ ở vùng rau xã Đặng Xá mà còn xảy ra ở hầu hết các vùng trồng rau hàng hóa trên cả nước. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Rau quả , hiện nay khoảng 70-75% diện tích rau của cả nước là canh tác các giống lai F1. Trong đó, tới 90-95% các giống này phải nhập khẩu từ nước ngoài.
GS-TS Trần Khắc Thi, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Rau quả cho biết: “Phần lớn giống rau lai F1 là chúng ta nhập từ nước ngoài, còn số giống lai F1 mà chúng ta tự sản xuất là rất thấp. Một khó khăn là tạo giống lai trong nước chưa có chất lượng cao so bằng với giống rau lai F1 của nước ngoài.”
Theo quy hoạch phát triển rau quả của Bộ NN&PTNT đến năm 2015 diện tích rau của cả nước đạt 900 nghìn ha tăng 15,4% và đến năm 2020 diện tích đạt là 1200 ha tăng gần 54% so với hiện nay. Theo các chuyên gia, là một nước sản xuất nông nghiệp với các mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, sản xuất hàng hóa và xuất khẩu rau quả thì việc phải nhập phần lớn rau giống là điều khó có thể chấp nhận được.
Có thể bạn quan tâm

Mùa tiêu năm nay, người dân huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) vừa được mùa vừa được giá. Đây là năm thứ 3 liên tiếp người trồng tiêu ở huyện Cư Kuin có được niềm vui này.

Trong những năm gần đây, cây mướp đắng đang trở thành một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nâng cao đời sống kinh tế.

Anh Võ Văn Nhân (36 tuổi) ở thôn Xuân An, xã Hành Thuận (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là người đầu tiên trong xã thực hiện thành công mô hình nuôi ếch công nghiệp, với doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.

Trại lợn Minh Châu (thuộc Công ty TNHH Minh Châu), đơn vị hợp tác với Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam (100% vốn của Thái Lan) là nơi sản xuất lợn giống duy nhất miền Bắc được công nhận “âm tính” với dịch bệnh.

Thời gian qua, sức tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh giảm mạnh do dịch cúm đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ, trại chăn nuôi gia cầm. Ông Nguyễn Hữu Liên, một hộ chăn nuôi gà ta tại xã Đá Bạc (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, hơn 1.000 con gà của nhà ông quá lứa đã gần 2 tháng nay nhưng không bán được, mỗi ngày ông còn tốn 1 triệu đồng tiền thức ăn cho gà.