Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Chình Có Hiệu Quả Tại Cà Mau

Mô Hình Nuôi Cá Chình Có Hiệu Quả Tại Cà Mau
Ngày đăng: 07/05/2011

Vào ngày 27 tháng 4 năm 2011, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức cho gần 50 nông dân các huyện, thị, thành phố và cán bộ kỹ thuật trong Tỉnh tham quan và học hỏi mô hình nuôi cá chình có hiệu quả của ông Nguyễn Ngọc Chính, khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Cá chình là loài cá có thịt thơm ngon, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cá chình thích nghi ở cả nước ngọt, lợ và mặn. Màu da cá chình đậm hay nhạt, hoặc trắng màu là tùy theo môi trường nước nuôi. Cá chình dễ nuôi, ít bệnh, có thể nuôi trong ao đất, hoặc bể xi măng. Nuôi cá chình cần gia cố bờ bao ao nuôi kỹ để tránh thất thoát lượng cá nuôi.

Theo ông Chính, nếu nuôi cá chình giống khoảng 100g, nuôi khoảng 6 tháng thì cá đạt cỡ 1 kg/con và sau 2 năm thì cá chình sẽ nặng từ 4 kg trở lên. Nếu không thất thoát thì vốn bỏ ra 1 có thể lời tới 4 lần. Năm đầu, ông Chính đã dùng lưới để bao bọc bờ ao, nhưng cá vẫn thoát đi, cho nên hiện nay ông đang dùng tôn dựng dọc bờ ao để tránh tình trạng thất thoát cá. Với diện tích nuôi 2.500m2, chi phí cá giống khoảng 70 triệu đồng (700 ngàn đồng/kg), sau thời gian nuôi 2 năm, thu hoạch được 900 kg, lợi nhuận trên 100 triệu đồng/vụ nuôi. Mật độ nuôi 1 con cần 2,5 – 3m2, tiêu tốn thức ăn 09 - 10 kg/kg tăng trọng (sử dụng thức ăn tươi sống, thường là cá rô phi cắt lát). Theo ông Chính, cá chình là loài cá dễ nuôi, ít bệnh. Cá chình được cho ăn ngày 2 lần, sáng và chiều, sử dụng sàn để cho cá chình ăn, chứ không rải trực tiếp xuống ao và để lượng thức ăn vừa đủ từng độ tuổi của cá chình. Quan sát nếu thấy lượng thức ăn còn nhiều hay ít thì gia giảm thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí. Ông Chính xử lí nước trong ao, chứ không sang ao, thay nước ao 1 năm 1 lần vào khoảng tháng 8 và tháng 9, bơm nước trong ao ra còn khoảng 1/3 lượng nước và bơm nước mới vào. Hiện nay, một kí cá chình thịt có giá bán cho thương lái vào khoảng 420.000 đồng.

Nuôi cá chình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay, cá chình đang được nuôi rải rác ở trong Tỉnh. Đòi hỏi, phải có sự quy hoạch vùng nuôi, ổn định đầu ra cho người dân và nghiên cứu sinh sản nhân tạo con giống cá chình vì nguồn con giống không ổn định và giá thành lại khá cao, chủ yếu dựa vào nguồn con giống tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

28/05/2012
Diện Tích Mì Vượt 3.000 Ha So Với Quy Hoạch Ở Bình Định Diện Tích Mì Vượt 3.000 Ha So Với Quy Hoạch Ở Bình Định

Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.

29/05/2012
Lúa Hè Thu Đối Mặt Sâu Bệnh Lúa Hè Thu Đối Mặt Sâu Bệnh

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

30/05/2012
Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.

31/05/2012
Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới

Gần đây, người dân ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã “phát minh” ra một mô hình sản xuất mới bền vững và hiệu quả: nuôi tôm sú - sò huyết

16/11/2011