Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi Lo Bệnh Lạ Gây Hại Cà Phê Ở Sơn La

Nỗi Lo Bệnh Lạ Gây Hại Cà Phê Ở Sơn La
Ngày đăng: 19/05/2012

Hơn 3.000 ha cà phê ở tỉnh Sơn La đã bị nhiễm bệnh lạ: biểu hiện là cây bị chùn ngọn, ra ít hoa, đậu quả thấp, giảm năng suất. Bệnh được phát hiện cách đây 4 năm nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân phát sinh, chưa có thuốc phòng trừ; nông dân loay hoay tìm cách cứu vườn cà phê nhưng vẫn chưa có kết quả..

Người trồng cà phê lo lắng

Theo đoàn cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đi kiểm tra sâu bệnh trên cây cà phê ở xã Hua La (Thành Phố), xã Chiềng Ban (Mai Sơn), chúng tôi đều thấy sự lo lắng của người nông dân hiện ra trên nét mắt.

Đã 4 năm chứng kiến bệnh lạ gây hại cà phê, anh Lò Văn Thành ở bản Nam, xã Hua La (Thành phố) cho biết: Những cây có ngọn ngắn mọc tua tủa đầu cành, nhiều lá kia là bị bệnh. Những cây này rất ít hoa, kết trái ít. Ban đầu chỉ lác đác, sau lan ra toàn bộ 2 ha cà phê của gia đình. Vụ trước, bệnh gây hại nặng nên chỉ được 10 tấn quả tươi, bằng 1/3 sản lượng so với trước đây.

Vẻ mặt lo lắng, anh Đèo Văn Liên ở bản Song Sinh, xã Chiềng Ban (Mai Sơn) nói: “nhà tôi trồng 5.000 m2 cà phê, mỗi vụ được 10 tấn quả tươi. Vụ trước, do bệnh lạ nên diện tích cà phê chỉ thu được gần 7 tấn quả tươi. Năm nay, bệnh gây hại nặng hơn, đời sống của gia đình chắc sẽ gặp nhiều khó khăn. Chưa thấy cơ quan chuyên môn, chính quyền hướng dẫn dùng thuốc gì. Thấy ai sử dụng thuốc nào cho cây cà phê, tôi cũng làm theo nhưng cà phê vẫn không khỏi bệnh”.

Được biết năm 2008, mới có 12 ha cà phê ở xã Chiềng Ban (Mai Sơn) bị nhiễm bệnh. Hiện nay, bệnh đã lây lan, gây hại 3.149 ha của các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố; tỷ lệ hại trung bình 10% cây, nơi có bệnh hại cao 60% cây. Người trồng cà phê khốn khổ với bệnh lạ làm giảm năng suất. Song vẫn chưa có giải pháp phòng trừ.

Mối nguy hại do chưa hiểu biết về bệnh lạ

Xã Chiềng Ban (Mai Sơn) là nơi khởi điểm và có diện tích cà phê nhiễm bệnh lớn nhất. Theo ông Hoàng Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của xã cho rằng: Năm 2011, toàn bộ 950 ha cà phê của xã bị nhiễm bệnh; một số nhà gần như mất trắng. Đến nay, do sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nên nhiều ruộng cà phê của xã, trong đó có cả nhà tôi, ngọn cây không còn xoăn đã mọc ra nhiều cành ngắn...

Khi hỏi bà con ở đây sử dụng thuốc gì để phòng trừ thì ông Sương bảo không nhớ?. Ông Sương cho biết thêm: Đầu năm nay, Công ty TNHH Cát Thành phối hợp với Doanh nghiệp tư nhân Bình Dương (trụ sở tại Cò Nòi - Mai Sơn) đến xã giới thiệu phân bón cho cà phê. Tại buổi giới thiệu, gần trăm nông dân tham gia với nhiều thắc mắc về bệnh lạ thì được đại diện của công ty giải thích là do nhện đỏ gây hại, mắt thường không nhìn thấy và còn hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc phòng trừ (Pegasut, Komite 72EC).

Theo cơ quan chuyên môn, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh nhận định: Đây là bệnh mới, không phải là do nhện đỏ gây hại. Chi cục tạm gọi là bệnh “chùn ngọn cây cà phê” song chưa được các nhà khoa học xác định rõ là bệnh gì. Chỉ biết bệnh phát triển trong điều kiện mưa ẩm, gây hại khi cây cà phê ra lộc.

Thực chất không như ông Hoàng Văn Sương nói bởi: Triệu chứng lúc đầu làm xoăn lá, chùn ngọn, đến giai đoạn cuối ngọn mọc nhiều cành nách nhỏ và ngắn nên gây ức chế giảm ra hoa ở cây, tỷ lệ đậu quả thấp. Hiện chưa biết nguyên nhân phát sinh nên chưa có cách phòng trừ hiệu quả.

Hiện tại, theo người dân ở các vùng trồng cà phê, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã khuyến cáo: đốn, tỉa cây bị bệnh đem tiêu hủy, bón phân cân đối, phun thử nghiệm một số loại thuốc phòng trừ, tuy nhiên khi cà phê ra lộc, bệnh xoăn ngọn lá trở lại và ít ra hoa, tỷ lệ đậu quả thấp.

Trăn trở tìm cách chữa bệnh

Mang câu chuyện bệnh lạ hại cây cà phê về trao đổi với ông Hà Văn Lán, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh được biết: Khi phát hiện bệnh, Chi cục đã chỉ đạo các trạm điều tra và lấy mẫu gửi về Cục Bảo vệ thực vật để giám định; mời một số chuyên gia của ngành về kiểm tra nhưng chưa có kết quả. Đồng thời, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo với UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu tìm nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng trừ.

Ông Lán thú thực: Với thực lực của Chi cục hiện nay không thể nghiên cứu được bệnh này, vì không có trang thiết bị, kinh phí thực hiện. 4 năm qua, đề nghị nhiều văn bản nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có cơ quan chuyên môn nào vào nghiên cứu giúp dân. Hiện nay, Chi cục tiếp tục điều tra theo dõi sự phát sinh phát triển, đánh giá mức độ gây hại của bệnh để tìm ra nguyên nhân phát sinh bệnh, đưa ra thuốc trị phù hợp.

Sau gần 4 năm, bệnh lạ đã lây lan phần lớn diện tích cà phê của tỉnh, mức độ gây hại càng nặng, trong khi còn chưa xác định được nguyên nhân phát sinh để có cách phòng trừ bệnh. Nỗi lo về bệnh lạ gây hại trên cây trồng chủ lực của tỉnh không biết bao giờ mới được các ngành chức năng và các nhà khoa học vào cuộc để giúp dân phòng trừ bệnh ở cây cà phê, giảm thiểu thiệt hại cho nhà nông./.

Có thể bạn quan tâm

Châu Thành Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Phát Triển Toàn Diện Theo Hướng Bền Vững Trong Năm 2014 Châu Thành Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Phát Triển Toàn Diện Theo Hướng Bền Vững Trong Năm 2014

Năm qua, diện tích lúa xuống giống 2.171 ha chỉ đạt 85,14% so Nghị quyết, tuy nhiên năng suất đạt khá 45,24 tạ/ha, sản lượng 9.822 tấn. Diện tích trồng ca cao hiện có là 1.659,4 ha, giảm 1.088 ha, nguyên nhân do giá thu mua giảm mạnh và người dân đốn bỏ diện tích ca cao không có năng suất.

26/02/2014
Bình Đại Chú Trọng Phát Triển Nghề Đánh Bắt Thủy Sản Bình Đại Chú Trọng Phát Triển Nghề Đánh Bắt Thủy Sản

Nhận thấy ngư trường đánh bắt gần bờ ngày một khó khăn, sản lượng khai thác không cao, khoảng năm 2008, được sự hỗ trợ của Chính Phủ, bà con ngư dân ở xã Bình Thắng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, tiến hành cải tiến kĩ thuật, đóng mới và sửa chữa các tàu đánh bắt từ công suất dưới 90 mã lực lên công suất từ 90 mã lực để vươn ra khơi xa.

26/02/2014
Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo Kết Hợp Nuôi Cá Trê Và Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo Kết Hợp Nuôi Cá Trê Và Cá Điêu Hồng Thương Phẩm

Nhằm từng bước đa dạng hoá các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ. Tháng 7/2013

26/02/2014
Nuôi Tôm Càng Xạnh Tại Xã Thạnh Trị Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre Nuôi Tôm Càng Xạnh Tại Xã Thạnh Trị Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre

Thực hiện chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình nông thôn mới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại vận động nông dân thành lập Tổ hợp tác Nuôi tôm càng xanh ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.

26/02/2014
Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.

26/02/2014