EU Ngừng Nhập Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông Từ Việt Nam
Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa ra thông báo chính thức về việc nhập khẩu thủy sản vào EU.
Theo đó, EU sẽ ngừng nhập một số loại sò điệp, sò lông của Việt Nam từ ngày 20/9/2014.
Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này.
Cụ thể,phía Việt Nam đãquản lý nguyên liệu không đủ độ tin cậy; Hồ sơ Chương trình quản lý chất lượng (đặc biệt là tại công đoạn xử lý nhiệt) không đủ độ tin cậy; Thao tác thực hành của QC/công nhân trên thực tế không phù hợp với hồ sơ, tài liệu Chương trình quản lý chất lượng; Phương pháp xử lý nhiệt không phù hợp với quy định của EU (hấp bằng áp lực hơi nước để xử lý nhiệt nhưng không sử dụng thiết bị kín).
Nghiêm trọng hơn,sản phẩm cồi điệp chần/trụng (chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU đối vớinhuyễn thể hai mảnh vỏtừ Việt Nam) vẫn được xuất khẩu vào thị trường EU;Nhuyễn thể hai mảnh vỏcủa sòđiệp, sò lông từ vùng phát hiện độc tố Lipophilic vẫn được tách cồi/cơ thịt và chế biến, xuất khẩu vào EU mặc dù sau đó được kiểm nghiệm độc tố đạt yêu cầu.
Với các lỗi sai trên, EUyêu cầu phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục khẩn cấp là không cho phép (dừng cấp chứng thư) cho các sản phẩm trên xuất khẩu vào EU.
Để nhanh chóng khắc phục các sai lỗi nêu trên, phòng ngừa khả năng EU cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản yêu cầu các cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ không xuất khẩu vào EU các sản phẩm sò điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU hoặc tách cồi/cơ thịt từ nguyên liệu thu hoạch từ vùng phát hiện độc tố.
Đồng thời thực hiện các biện pháp rà soát lại các cơ sở chế biến, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chế biến và xuất khẩu nông sản vào thị trường EU.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng lâm sản và thủy sản yêu cầu phía Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng không cấp chứng thư cho các lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất khẩu vào EU trong trường hợp lô hàng chưa được xử lý nhiệt đúng theo quy định của EU.
Có thể bạn quan tâm
Các hãng sản xuất lốp xe thế giới đang tăng cường trồng cao su ở Đông Nam Á, khu vực sản xuất gần 80% cao su thiên nhiên toàn cầu.
Phí vận chuyển, phí kiểm dịch… đang trở thành một trong những lý do làm giảm sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam.
Cùng giống, cùng chất lượng nhưng giá bán gạo Jasmine Việt chỉ bằng 1/2 giá gạo Jasmine Thái Lan. Vậy nguyên nhân chủ yếu của thực tế này là gì?
Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 đạt 77,6 triệu USD, tăng gần 29% so với tháng 8 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo tổng kết của Bộ NN&PTNT, trong tháng 10 nhiều loại rau, quả đã “được giá” so với cùng kỳ hằng năm. Tuy nhiên, nguồn cung của các mặt hàng này có thể sẽ khan hiếm trong thời gian tới.