Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy Trì Và Phát Triển Tốt Đàn Bò Sữa Ở Châu Thành (Tiền Giang)

Duy Trì Và Phát Triển Tốt Đàn Bò Sữa Ở Châu Thành (Tiền Giang)
Ngày đăng: 14/11/2012

Cách đây hơn 10 năm, huyện Châu Thành (Tiền Giang) phát động phong trào nuôi bò sữa, xem đây là mô hình mới giúp nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống.

Vào thời điểm đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai dự án nuôi bò sữa do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đầu tư và hỗ trợ một phần kinh phí về con giống, thức ăn, xây chuồng (trị giá 3,5 triệu đồng/con, vốn không hoàn lại), đồng thời chuyển giao kỹ thuật để giúp nông dân hiểu biết cách chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng cho bò sữa, tập trung nhiều hộ nuôi nhất là ở 2 xã Thân Cửu Nghĩa và Tân Hội Đông (khoảng gần 20 hộ với 70 con). Lúc đó, phong trào đang nổi, giá con giống lên tới vài chục triệu đồng/con; giá bán sữa dao dộng từ 2.800 đồng đến 3.200 đồng/kg, mỗi con cho sữa từ 15 - 20 kg/ngày.

Chính vì vậy, lúc ấy có nhiều người không mua nổi bò sữa, phải gầy giống bằng bò vàng "lai sin" F1 rồi F2, F3... nhưng rồi cũng không cầm cự nổi với nhiều lý do: Chưa nắm vững về kỹ thuật chăm sóc dinh dưỡng nên sữa không đạt chất lượng, công ty sữa mua giá rẻ, công vận chuyển giao hàng xa, sản xuất không lời nên người nuôi không còn mặn mà, từ đó đàn bò giảm dần.

Hồi ấy, ở ấp Cửu Hòa có hộ ông, bà Hai là người ở Phường 6, TP.Mỹ Tho đến mua đất xây chuồng nuôi hơn chục con bò sữa, mỗi ngày vắt vài trăm ký sữa. Còn tại ấp Tân Thới, xã Tân Hội Đông có ông Tư Hoài, nuôi 2 con nái, mỗi năm đẻ được 2 con (toàn là bò cái), nhiều người tấm tắc ngợi khen "ông Tư có tay nuôi bò", vừa bán sữa, vừa bán con giống, kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, sau đó, giá thu mua sữa không lên, người dân mang sữa đến trạm giao hàng, nhận lấy phiếu rồi ra về, đến khi tính tiền sữa mới hay sữa mình kém chất lượng, bị mua giá rẻ. Chính vì thua lỗ, nên phong trào bò sữa tạm lắng một thời gian.

Trong đôi ba năm trở lại đây, đàn bò sữa đã tăng trở lại. Hiện nay, đàn bò sữa vẫn tập trung tại 2 xã Thân Cửu Nghĩa và Tân Hội Đông với khoảng hơn 20 hộ, đàn bò tăng trên dưới 300 con. Hộ nuôi ít nhất 10 con, hộ nhiều nhất vài chục con. Tiêu biểu trong số người làm ăn ổn định khá nhất hiện nay phải kể là anh Nguyễn Văn Tùng (sn 1970) ngụ ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa. Anh nuôi bò từ năm 2000; lúc đầu nuôi bò vàng, sau đó tập trung vốn mua bò sữa. Trải qua bao thăng trầm của vật nuôi này, đến nay trong chuồng anh có 20 con, trong đó 12 con đang cho sữa. Mỗi ngày vắt sữa 2 lần, trung bình khoảng 160 kg/ngày, giá bán sữa từ 9000 đến 10.000 đồng/kg, thu trên dưới 1,5 triệu đồng/ngày (bò lấy sữa 10 tháng/năm). Anh Tùng vui vẻ chia sẻ như vậy.

Còn tại ấp Tân Thới, xã Tân Hội Đông, có ông Nguyễn Văn Diện, 2 năm trở lại đây ông tăng đàn lên gấp đôi (16 con) , hiện 6 con đang cho sữa, mỗi ngày từ 90 đến 100 kg. Còn anh Bảy Đủ ở ấp Tân Hòa (Tân Hội Đông) có hơn 20 con, nhưng anh không lấy sữa mà nuôi bò bán con giống, vì nếu bò đẻ ra được bò cái thì cầm chắc có 10 triệu trong tay, còn nếu nuôi 1 năm tuổi thì lấy vài chục triệu.

Anh Nguyễn Thanh Hùng, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành phấn khởi nói: "Xuất phát từ dự án bò sữa của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ, mặc dù có lúc bán sữa không lời, thua lỗ, nên có một số nông dân "quay lưng" chuyển sang nghề khác, tuy nhiên, cũng có nhiều hộ "cầm cự" duy trì theo kiểu "phóng lao thì phải theo lao" và đến nay đàn bò đã phát triển lên khoảng 300 con (ban đầu chỉ có 40 - 50 con). Thực tế cho thấy con bò sữa ở đây dần dần khôi phục và phát triển. Hiện nay giá sữa nằm ở mức 9 - 10 ngàn đồng/kg, tuy nông dân có lời, nhưng giá thức ăn, thuốc thú y tăng, người chăn nuôi bò sữa bắt đầu lo lắng, mong Nhà nước có giải pháp kiềm chế giá thức ăn, thuốc thú y, tạo điều kiện giúp cho người chăn nuôi gắn bó với nghề nuôi bò sữa" - anh Hùng cho biết như vậy.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Trồng Ấu Gặp Khó Khăn Nghề Trồng Ấu Gặp Khó Khăn

Nhiều năm qua, người dân thuộc ấp An Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) chọn cây ấu làm cây trồng cải thiện thu nhập vào mùa nước nổi.

18/06/2013
Đài Loan Phát Triển Thành Công Gạo Có Nhiều Màu Đài Loan Phát Triển Thành Công Gạo Có Nhiều Màu

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc), Trạm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp huyện Hoa Liên đã phát triển thành công gạo có màu sắc khác so với gạo thông thường hiện nay, vốn chủ yếu có màu trắng.

18/06/2013
“Mở Cửa” Bằng Dồn Điền Đổi Thửa “Mở Cửa” Bằng Dồn Điền Đổi Thửa

Phúc Thành (Yên Thành) là xã đầu tiên của Nghệ An thành công trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đây là “cánh cửa” mở ra những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

18/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Hoằng Hóa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Hoằng Hóa

Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.

18/06/2013
Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.

18/06/2013