Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy Trì Và Phát Triển Tốt Đàn Bò Sữa Ở Châu Thành (Tiền Giang)

Duy Trì Và Phát Triển Tốt Đàn Bò Sữa Ở Châu Thành (Tiền Giang)
Publish date: Wednesday. November 14th, 2012

Cách đây hơn 10 năm, huyện Châu Thành (Tiền Giang) phát động phong trào nuôi bò sữa, xem đây là mô hình mới giúp nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống.

Vào thời điểm đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai dự án nuôi bò sữa do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đầu tư và hỗ trợ một phần kinh phí về con giống, thức ăn, xây chuồng (trị giá 3,5 triệu đồng/con, vốn không hoàn lại), đồng thời chuyển giao kỹ thuật để giúp nông dân hiểu biết cách chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng cho bò sữa, tập trung nhiều hộ nuôi nhất là ở 2 xã Thân Cửu Nghĩa và Tân Hội Đông (khoảng gần 20 hộ với 70 con). Lúc đó, phong trào đang nổi, giá con giống lên tới vài chục triệu đồng/con; giá bán sữa dao dộng từ 2.800 đồng đến 3.200 đồng/kg, mỗi con cho sữa từ 15 - 20 kg/ngày.

Chính vì vậy, lúc ấy có nhiều người không mua nổi bò sữa, phải gầy giống bằng bò vàng "lai sin" F1 rồi F2, F3... nhưng rồi cũng không cầm cự nổi với nhiều lý do: Chưa nắm vững về kỹ thuật chăm sóc dinh dưỡng nên sữa không đạt chất lượng, công ty sữa mua giá rẻ, công vận chuyển giao hàng xa, sản xuất không lời nên người nuôi không còn mặn mà, từ đó đàn bò giảm dần.

Hồi ấy, ở ấp Cửu Hòa có hộ ông, bà Hai là người ở Phường 6, TP.Mỹ Tho đến mua đất xây chuồng nuôi hơn chục con bò sữa, mỗi ngày vắt vài trăm ký sữa. Còn tại ấp Tân Thới, xã Tân Hội Đông có ông Tư Hoài, nuôi 2 con nái, mỗi năm đẻ được 2 con (toàn là bò cái), nhiều người tấm tắc ngợi khen "ông Tư có tay nuôi bò", vừa bán sữa, vừa bán con giống, kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, sau đó, giá thu mua sữa không lên, người dân mang sữa đến trạm giao hàng, nhận lấy phiếu rồi ra về, đến khi tính tiền sữa mới hay sữa mình kém chất lượng, bị mua giá rẻ. Chính vì thua lỗ, nên phong trào bò sữa tạm lắng một thời gian.

Trong đôi ba năm trở lại đây, đàn bò sữa đã tăng trở lại. Hiện nay, đàn bò sữa vẫn tập trung tại 2 xã Thân Cửu Nghĩa và Tân Hội Đông với khoảng hơn 20 hộ, đàn bò tăng trên dưới 300 con. Hộ nuôi ít nhất 10 con, hộ nhiều nhất vài chục con. Tiêu biểu trong số người làm ăn ổn định khá nhất hiện nay phải kể là anh Nguyễn Văn Tùng (sn 1970) ngụ ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa. Anh nuôi bò từ năm 2000; lúc đầu nuôi bò vàng, sau đó tập trung vốn mua bò sữa. Trải qua bao thăng trầm của vật nuôi này, đến nay trong chuồng anh có 20 con, trong đó 12 con đang cho sữa. Mỗi ngày vắt sữa 2 lần, trung bình khoảng 160 kg/ngày, giá bán sữa từ 9000 đến 10.000 đồng/kg, thu trên dưới 1,5 triệu đồng/ngày (bò lấy sữa 10 tháng/năm). Anh Tùng vui vẻ chia sẻ như vậy.

Còn tại ấp Tân Thới, xã Tân Hội Đông, có ông Nguyễn Văn Diện, 2 năm trở lại đây ông tăng đàn lên gấp đôi (16 con) , hiện 6 con đang cho sữa, mỗi ngày từ 90 đến 100 kg. Còn anh Bảy Đủ ở ấp Tân Hòa (Tân Hội Đông) có hơn 20 con, nhưng anh không lấy sữa mà nuôi bò bán con giống, vì nếu bò đẻ ra được bò cái thì cầm chắc có 10 triệu trong tay, còn nếu nuôi 1 năm tuổi thì lấy vài chục triệu.

Anh Nguyễn Thanh Hùng, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành phấn khởi nói: "Xuất phát từ dự án bò sữa của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ, mặc dù có lúc bán sữa không lời, thua lỗ, nên có một số nông dân "quay lưng" chuyển sang nghề khác, tuy nhiên, cũng có nhiều hộ "cầm cự" duy trì theo kiểu "phóng lao thì phải theo lao" và đến nay đàn bò đã phát triển lên khoảng 300 con (ban đầu chỉ có 40 - 50 con). Thực tế cho thấy con bò sữa ở đây dần dần khôi phục và phát triển. Hiện nay giá sữa nằm ở mức 9 - 10 ngàn đồng/kg, tuy nông dân có lời, nhưng giá thức ăn, thuốc thú y tăng, người chăn nuôi bò sữa bắt đầu lo lắng, mong Nhà nước có giải pháp kiềm chế giá thức ăn, thuốc thú y, tạo điều kiện giúp cho người chăn nuôi gắn bó với nghề nuôi bò sữa" - anh Hùng cho biết như vậy.


Related news

Phòng trừ bọ trĩ hại lúa Phòng trừ bọ trĩ hại lúa

Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu năm nay nắng nóng khô hạn phức tạp nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại lúa giai đoạn mạ, nhất là bọ trĩ sẽ gây hại nặng trên các trà lúa.

Wednesday. November 18th, 2015
Cây sắn Việt Nam, nghiên cứu phát triển Cây sắn Việt Nam, nghiên cứu phát triển

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lấy củ được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ 19. Sắn là cây lương thực chính của cư dân nhiều vùng, nhất là các vùng đồi núi.

Wednesday. November 18th, 2015
Hào hứng biogas Hào hứng biogas

Từ khi dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) được triển khai về xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã có khoảng 350 hộ gia đình xây, lắp công trình khí sinh học, môi trường sống được đảm bảo.

Wednesday. November 18th, 2015
Cánh đồng lớn vướng gì thiếu cơ chế ràng buộc Cánh đồng lớn vướng gì thiếu cơ chế ràng buộc

Làm cánh đồng lớn (CĐL) là nhằm đẩy mạnh mối liên kết 4 nhà, trong đó liên kết giữa DN và nông dân được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu nông sản hàng hóa đầu ra.

Wednesday. November 18th, 2015
Trồng rừng FSC, đôi bên cùng lợi Trồng rừng FSC, đôi bên cùng lợi

Từ ngã ba Thạch Trụ, huyện Mộ Đức theo QL 24 lên trung tâm huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi là những cánh rừng keo lai bạt ngàn, do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (Vinafo BaTo) quản lý.

Wednesday. November 18th, 2015