Đường tồn kho giảm, giá bán tăng
Tính đến ngày 15/5/2015, đã có 31/41 nhà máy vụ kết thúc sản xuất 2014- 2015. Các nhà máy đã ép được 114.155.270 tấn mía, sản xuất được 1.390.560 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.753230 tấn, lượng đường giảm 187.570 tấn. Lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 496.790 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 180.650 tấn.
Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/4/2015 đến 15/5/2015 là 193.510 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 68.370 tấn. Lượng đường bán ra tăng là do lượng đường tồn kho thấp hơn năm trước, giá đường tăng nên các đơn vị thương mại mua nhiều hơn.
Giá đường tăng so với tháng trước khoảng 2.000 đến 2.500 đồng/kg. Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại nhà máy ở miền Bắc và miền Nam từ 14.500- 15.000 đồng/kg, miền Trung và Tây Nguyên từ 14.300 đến 14.900 đồng/kg. Giá mua mía 10 CCS tại ruộng vẫn ổn định.
Tại Nghệ An giá mua mía phổ biến ở mức 780.000- 810.000 đồng/tấn; Cao Bằng, Sơn La: 800.000- 870.000 đồng/tấn; Gia Lai: 900.000 đồng/tấn; Phú Yên: 920.000 đồng/tấn.
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.
Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.
Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.
Từ những nghiên cứu, ứng dụng các TBKHKT đến trồng thực nghiệm để tìm ra những giống mới năng suất, chất lượng, qua đó, giới thiệu các giống mới đến với nông dân, giúp họ có thêm nhiều mùa vàng bội thu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho gia đình và địa phương.
Để nông dân làm quen dần với việc SX và ngày càng có nhiều sản phẩm rau an toàn, Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị, hỗ trợ xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) triển khai dự án xây dựng mô hình nhóm nông dân SX rau hữu cơ, với diện tích 6.300 m2. Sau một thời gian đã đem lại hiệu quả rõ rệt....