Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ

Bộ thiết bị này sử dụng nguồn điện 24V từ bình ắc quy, kích qua bộ xung điện với cường độ dòng điện từ 40 đến 45V, đủ gây mê cá sau khi dính câu, hạn chế suy giảm chất lượng cá.
“Nhiều ngư dân trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt tôi làm bộ thiết bị gây tê cá ngừ, nhưng đa phần họ chỉ trả trước một nửa số tiền mua, số còn lại nợ đến cuối mùa biển mới trả. Trong khi đó, tôi lại không có nhiều vốn để lắp ráp đại trà loại thiết bị này cung cấp cho ngư dân, vì vậy tôi từ chối cung cấp thiết bị cho nhiều người”, ông Phượng nói.
Trước đó, Báo Phú Yên ngày 17/11/2014 đăng bài “Ru ngủ” cá ngừ giữa đại dương, thông tin kỹ sư Phạm Duy Phượng chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ và áp dụng thử nghiệm trên tàu cá PY 90612TS của ngư dân Lê Tấn Hồng, ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa). Chuyến biển đầu tiên sử dụng bộ thiết bị này chỉ kéo dài 11 ngày trong điều kiện sóng to gió lớn, câu được năm con cá ngừ, trọng lượng 340kg và tất cả đạt chất lượng hàng cá tươi sống, xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.

2 năm qua, tỉnh Bình Định liên tục đưa giống lúa thuần VN 121 vào mô hình trình diễn với diện tích lớn.

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Chatchai Sirikalya vừa cho hay Thái Lan sẽ bán cho Trung Quốc 1 triệu tấn gạo nhằm giảm bớt lượng gạo khổng lồ hiện đang dự trữ trong kho.