Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Tiếp cận
Tại Bình Thuận, hiện có một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến ở quy mô gia đình, doanh nghiệp và HTX, như: trồng thanh long VietGAP, GlobalGAP; chăn nuôi an toàn sinh học (Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân). Tuy nhiên, mức độ triển khai của các mô hình còn ít, chất lượng giống cây trồng và vật nuôi chưa cao, chưa thể nhân ra diện rộng. “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, nhằm khắc phục những điều đó; khai thác các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tạo động lực mới có tính đột phá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong tỉnh.
Ứng dụng công nghệ cao
Theo đề án, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ƯDC NC, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng như thanh long, lúa giống, rau an toàn, tôm giống, chăn nuôi heo, gà tập trung theo hướng công nghiệp; nâng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC đến năm 2020 đạt 14 – 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ quản lý và điều hành hiệu quả hoạt động của khu nông nghiệp ƯDCNC. Xây dựng vùng nông nghiệp ƯDCNC với các sản phẩm chủ lực như thanh long 3.500 ha, lúa giống 400 - 450 ha, tôm giống 154 ha, vùng sản xuất rau an toàn 80 - 100 ha, vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi 300-500 ha... Giai đoạn 2016 - 2020, triển khai xây dựng 2 khu nông nghiệp ƯDCNC. Trong đó, một khu tại Hàm Minh, diện tích 52 ha để làm thử, rút kinh nghiệm. Sau đó tiếp tục triển khai khu ƯDCNC tại Chí Công, sản xuất giống thủy sản. Kêu gọi đầu tư, tăng cường các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC...
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định nên cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách lựa chọn làm mũi nhọn phát triển kinh tế gia đình.

Sản lượng cá tra nuôi của cả nước đã giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2013 gây khó cho doanh nghiệp trong việc thu mua chế biến xuất khẩu.

Ông bộc bạch với chúng tôi: “Ai cũng hè nhau ra rừng phi lao đào ao thả tôm. Vốn liếng chưa thu hồi được bao năm thì tôm thả xuống là chết. Mấy vụ liền như thế nên bà con nản chí, bỏ hồ không”.

Nhân kỉ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá 1.4, sáng ngày 28/3, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam và Chi cục nuôi trồng thủy sản và Hội nghề cá Quảng Nam tổ chức thả 1.000 con tôm sú giống đã qua kiểm dịch đảm bảo chất lượng trước khi thả ra khu vực sông, thuộc rừng dừa Bảy mẫu xã Cẩm Thanh, TP Hội An.

Có những thời điểm, ông Hoàng Văn Thân ở thôn Thôm Mèo, xã Xuân La (Pác Nặm - Bắc Kạn) nuôi tới gần 100 con bò sinh sản. Bà con trong vùng khâm phục tài nuôi bò, phát triển kinh tế gia đình nên đã trìu mến đặt cho ông Thân biệt danh là “vua bò”.