Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đừng ru ngủ nữa

Đừng ru ngủ nữa
Ngày đăng: 30/09/2015

Các nhà quản lý nói do cơ chế chính sách, nền tảng khoa học - kỹ thuật yếu, trình độ nông dân thấp; các chuyên gia cho rằng do nhà nước và doanh nghiệp không lo xây dựng thương hiệu; các công ty lương thực thì đổ thừa:

Thua là vì chất lượng gạo kém.

Ai cũng bảo mình đúng nhưng không ai chịu trách nhiệm cả. Chỉ thấy nhiều công ty lương thực giàu lên rất nhanh còn số đông nông dân vẫn nghèo mạt rệp.

Đáng nói là những vấn đề ấy đã được nhận diện từ lâu; bản trường ca “được mùa - mất giá”, “trồng cây gì, nuôi con gì” đã được người làm ruộng thiểu não cất lên bao năm trời mà chẳng ai thấu tỏ.

Ngược lại, niềm tự hào “là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới” cứ lan rộng. Từ tự hào đến tự mãn rất gần và con đường từ tự mãn đến tự thua cuộc còn ngắn hơn thế nữa, để rồi bây giờ Việt Nam đã rơi ra khỏi nhóm 3 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, bị Campuchia - và sắp tới đây có thể là Myanmar - vượt qua.

GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp hàng đầu có hàng chục năm gắn bó với gạo Việt - nản lòng:

“Năm 1989, nước ta đã có gạo xuất khẩu. Campuchia khi ấy còn đói ăn. Hàng chục năm sau, họ vẫn “vô danh” trên bản đồ gạo châu Á và thế giới trong khi Việt Nam thì được nhiều nước châu Phi mời sang dạy cách làm lúa, bán gạo. Vậy mà bây giờ…”.

Bây giờ thì ta xách cặp sang Campuchia học hỏi!

Và cũng đừng mơ cạnh tranh với Thái Lan nữa. Họ đã có 250 thương hiệu gạo quốc gia, trong đó nhiều loại mang tầm quốc tế; còn ta thì dù sở hữu 100 giống lúa song đến nay vẫn chưa tìm được loại nào để xây dựng thương hiệu.

Nông nghiệp vốn là thế mạnh của quốc gia có lịch sử văn minh sông nước hàng ngàn năm mà còn thua thì nói gì đến những lĩnh vực sở đoản khác.

Thất bại rõ ràng phải nói đến lĩnh vực công nghiệp ô tô.

Hơn 20 năm xây dựng, phát triển và hơn 10 năm thực hiện theo quy hoạch, cái gọi là “công nghiệp ô tô Việt Nam” vẫn không rõ hình hài, chỉ dừng ở lắp ráp trong khi các nước láng giềng - trong đó có Campuchia - đã tự chế được xe hơi nguyên chiếc .

Người dân Việt Nam vẫn phải mua xe với giá đắt bậc nhất thế giới và thị trường nội địa trở thành mảnh đất béo bở cho các nhà đầu tư ngoại; thay vì mở rộng đầu tư, họ đang từng bước thu hẹp sản xuất và nhập xe về bán vì làm như vậy có lợi hơn.

Thế nhưng, cũng như chuyện hạt gạo, chẳng ai chịu trách nhiệm!

Hãy thôi nói với con em mình rằng nước ta giàu đẹp “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”; hãy thôi đua lập những kỷ lục nhất Đông Nam Á, nhất châu Á; hãy quên đi những danh hiệu đã ru ngủ chủ nhân của nó mấy năm qua mà thức tỉnh với thực tại: Phải làm lại từ đầu, dù muộn; làm thật bài bản và đặc biệt phải vì số đông dân chúng.


Có thể bạn quan tâm

Về “Rốn Lũ” Săn Cá Đồng Về “Rốn Lũ” Săn Cá Đồng

Nằm giữa vùng Đồng Tháp Mười trù phú, nổi tiếng xa gần với các đặc sản mùa nước nổi, chợ cá đồng Trường Xuân, huyện Tháp Mười là một địa điểm thú vị không những thu hút cư dân bản địa mà đây còn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai có ý định săn đặc sản đồng quê vào mùa nước ở Đồng Tháp.

16/10/2014
Trước Thông Tin Cam Sành Hà Giang Bán Tràn Lan Trên Thị Trường Trước Thông Tin Cam Sành Hà Giang Bán Tràn Lan Trên Thị Trường

Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.

16/10/2014
Cây Trồng Vụ Đông, Ấm Lòng Người Dân Quản Bạ Cây Trồng Vụ Đông, Ấm Lòng Người Dân Quản Bạ

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

16/10/2014
Những Nông Dân Năng Động Những Nông Dân Năng Động

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

16/10/2014
Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

16/10/2014