Dựng lều chõng để canh ngô

Hiếm hoi có những nhà đông con, nhiều sức lao động thu 3-4 tấn ngô, được vài chục triệu đấy nhưng chia đều cho số nhân khẩu trong nhà thì vẫn không bõ bèn gì.
Nhưng đấy là tất cả sinh kế của hàng ngàn hộ gia đình ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Bám sát bờ sông Nậm Na, Quốc lộ 12 là con đường huyết mạch nối tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 9, ngô phơi vàng cả đường.
Cả nhà kéo nhau ra ven quốc lộ dựng lều chõng để canh ngô.
Ngô từ trên nương đưa về lán tẽ hạt, phơi khô rồi chờ thương lái đến thu mua. Cuộc sống tạm bợ tại lều chõng, lán trại trong mùa ngô có thể kéo dài 1-2 tháng nếu chưa được giá...
Đã vào năm học nhưng hơn 1 tháng nay, hai em Hạ A Thậu (phải) và Hạ A Mần (xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ) nghỉ học để trông ngô tại lán cho anh trai và chị dâu.
Bà con dân tộc tại huyện Sin Hồ (Lai Châu) thường tận dụng vệ đường Quốc lộ 12 để phơi ngô.
Thồ ngô trên chiếc xe máy cà tàng.
Dọc Quốc lộ 12, nhiều lều, lán mọc lên ven đường để canh ngô trong suốt vụ.
Gia đình ông Hạ A Lồng ở xã Phìn Hồ gồm 9 người cả con lẫn cháu đều kéo nhau ở lán đã 1 tháng nay.
Bà vợ ông Hạ An Lồng đang luộc măng làm thức ăn duy nhất cho bữa trưa của gia đình.
Ngô sau khi phơi được đóng vào bao, sắp sẵn ở vệ đường chờ thương lái tới thu mua.
Mới lấy vợ ra ở riêng nên năm nay chỉ thu được 600- 700kg ngô, Hạ An Di (anh trai của Thậu và Mần) nói sẽ phải đi kiếm việc làm thêm chứ tiền bán ngô chỉ hơn 3 triệu đồng thì không đủ sống.
Có thể bạn quan tâm

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cá chình giống đầu vụ được bán với giá khá cao, từ 3.000 đến 3.200 đồng/con, gấp 3 lần so với giá bán vào thời điểm này năm trước nên người tham gia khai thác chình có nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Nga, hội viên Hội Nông dân xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là người thực hiện mô hình nuôi lươn có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm.

Chăn nuôi là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 do giá bán sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, giá các loại thức ăn biến động mạnh.