Dựng lều chõng để canh ngô

Hiếm hoi có những nhà đông con, nhiều sức lao động thu 3-4 tấn ngô, được vài chục triệu đấy nhưng chia đều cho số nhân khẩu trong nhà thì vẫn không bõ bèn gì.
Nhưng đấy là tất cả sinh kế của hàng ngàn hộ gia đình ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Bám sát bờ sông Nậm Na, Quốc lộ 12 là con đường huyết mạch nối tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 9, ngô phơi vàng cả đường.
Cả nhà kéo nhau ra ven quốc lộ dựng lều chõng để canh ngô.
Ngô từ trên nương đưa về lán tẽ hạt, phơi khô rồi chờ thương lái đến thu mua. Cuộc sống tạm bợ tại lều chõng, lán trại trong mùa ngô có thể kéo dài 1-2 tháng nếu chưa được giá...
Đã vào năm học nhưng hơn 1 tháng nay, hai em Hạ A Thậu (phải) và Hạ A Mần (xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ) nghỉ học để trông ngô tại lán cho anh trai và chị dâu.
Bà con dân tộc tại huyện Sin Hồ (Lai Châu) thường tận dụng vệ đường Quốc lộ 12 để phơi ngô.
Thồ ngô trên chiếc xe máy cà tàng.
Dọc Quốc lộ 12, nhiều lều, lán mọc lên ven đường để canh ngô trong suốt vụ.
Gia đình ông Hạ A Lồng ở xã Phìn Hồ gồm 9 người cả con lẫn cháu đều kéo nhau ở lán đã 1 tháng nay.
Bà vợ ông Hạ An Lồng đang luộc măng làm thức ăn duy nhất cho bữa trưa của gia đình.
Ngô sau khi phơi được đóng vào bao, sắp sẵn ở vệ đường chờ thương lái tới thu mua.
Mới lấy vợ ra ở riêng nên năm nay chỉ thu được 600- 700kg ngô, Hạ An Di (anh trai của Thậu và Mần) nói sẽ phải đi kiếm việc làm thêm chứ tiền bán ngô chỉ hơn 3 triệu đồng thì không đủ sống.
Related news

Từ nhiều năm nay Thủy Trầm có tới hơn 90% số hộ nuôi, gột cá chép đỏ chuyên phục vụ cho việc cúng lễ. Thực ra, cách nay khoảng 30 - 40 năm, nghề nuôi thả cá chép đã hình thành và phát triển tại Thủy Trầm, nhưng số lượng các hộ dân tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay, chứ chưa phát triển rầm rộ như bây giờ.

Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tuy được thành lập từ khá sớm nhưng sau nhiều năm xây dựng, tới giữa tháng 11/2012, Trung tâm mới ra mắt được bộ phận nhận sự đầu tiên chỉ có 6 người và đến giữa năm 2013 mới chính thức đi vào hoạt động.

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.

Hiện nay, ngoài các nghiệp đoàn nghề cá được thành lập, Khánh Hòa đã xây dựng 2 ngư đội câu cá ngừ đại dương là ngư đội Song Tử Tây và Đá Tây A với 45 tàu khai thác. Dự kiến, vụ cá Bắc 2015, các phương tiện hành nghề lưới cản, lưới kéo và câu cá ngừ đại dương sẽ tăng cường sản xuất, giải quyết nhu cầu việc làm cho ngư dân và lao động trên biển.

Do có nhiều lợi thế về tài nguyên diện tích mặt nước, nguồn cá tạp làm thức ăn dồi dào... Nghề nuôi cá chẽm tại Hà Tiên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, chất lượng con giống đầu vào và sự hạn chế về thị trường tiêu thụ đang là những trở ngại chính.