Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đừng để tiền mất tật mang

Đừng để tiền mất tật mang
Ngày đăng: 20/11/2015

Đây là cơ hội để một số DN chuyên xây dựng hầm biogas “chui”, chưa đăng ký với ngành chức năng tiếp cận, mồi chài để thi công công trình.

Công trình của những DN “chui” có chất lượng rao sao, chỉ có “trời biết”.

Do vậy, BQL dự án LCASP Bình Định đã có sự can thiệp kiên quyết để người dân không phải lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Ông Đào Văn Hùng, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết xây dựng hầm biogas có 2 kiểu, một là xây theo mẫu thiết kế của BQL dự án LCASP Trung ương do thợ xây đã được tập huấn thi công; hai là hầm biogas bằng chất liệu composite.

Hầm biogas composite được đúc sẵn theo các chủng loại: 7 khối, 9 khối, 13 khối.

Hiệu quả của 2 dạng hầm biogas nói trên đều được Bộ NN-PTNT công nhận.

“Các DN chuyên lắp đặt hầm biogas composite rất muốn kiếm thị phần tại Bình Định, bởi họ biết nhu cầu xây dựng hầm biogas của các hộ chăn nuôi ở đây rất cao.

Tuy nhiên, để hoạt động, các DN đã được Bộ NN-PTNT công nhận.

“Sau khi nghe thông tin nhiều nơi xảy ra tình trạng này, chúng tôi đã có văn bản gửi về các ngành chức năng địa phương yêu cầu phải theo dõi sát sao.

Nếu phát hiện có trường hợp nêu trên, ngành chức năng phải báo cáo ngay với UBND xã sở tại để mời DN đó về làm rõ chức năng, nêu rõ vi phạm, nhằm khống chế hoạt động “chui”, tránh để người dân lâm cảnh tiền mất tật mang”, ông Hùng kiên quyết.

Hiện ở Bình Định có những đơn vị chuyên lắp đặt hầm biogas composite được phép hành nghề là các công ty: Thành Lộc, Quang Huy, Bảo Chung, Môi trường xanh…

Những đơn vị này được phép tiếp cận các phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông các huyện để kiếm công trình.

Sau khi ngành chức năng địa phương thẩm tra năng lực, công nghệ, có văn bản gửi về BQL dự án LCASP tỉnh, sau đó được chấp thuận DN mới được thi công”, ông Hùng cho biết.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sau khi thi công hoàn thành công trình, các đơn vị nói trên phối hợp với ngành chức năng địa phương tổ chức nghiệm thu, sau đó chuyển danh sách về BQL dự án LCASP tỉnh, danh sách này được trình ra BQL dự án LCASP Trung ương, sau đó vốn được giải ngân.

Các DN thi công có trách nhiệm bảo hành công trình 1-2 năm theo BQL dự án LCASP Trung ương quy định.

Tuy nhiên, hiện cũng có một số DN chuyên lắp đặt hầm biogas bằng chất liệu composite, không đăng ký hành nghề với ngành chức năng, nhưng vẫn muốn giành thị phần thi công hầm biogas với nhiều chiêu trò hấp dẫn.

“Họ xuống địa phương, tìm những hộ có nhu cầu và tuyên truyền rằng, tổng chi phí xây dựng 1 hầm biogas là 13 triệu đồng.

Nếu anh làm hầm biogas theo dự án LCASP sẽ được hỗ trợ 3 triệu, còn anh bỏ vốn đầu tư 10 triệu.

Làm theo dự án thì phải nghiệm thu, trình báo qua nhiều công đoạn mới được giải ngân khoản tiền hỗ trợ.

Không cần phải vậy, anh cứ làm với DN chúng tôi, không cần tiền hỗ trợ, chúng tôi chỉ lấy của anh đúng 10 triệu.

Gọn nhẹ, không phải qua thủ tục nào mà anh có hầm biogas sử dụng ngay”, ông Hùng cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, bất cập lớn nhất của tình trạng nêu trên là các DN thi công xong, lấy tiền là đi mất, không đào tạo tập huấn gì cho người sử dụng.

Nếu sau này công trình hư hỏng, xảy ra cháy nổ thì người dân tự chịu, vì chẳng có bảo hành.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

22/04/2013
Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

05/08/2013
Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

16/09/2012
Anh Nguyễn Văn Giang Với Nghề Nuôi Con Đặc Sản Anh Nguyễn Văn Giang Với Nghề Nuôi Con Đặc Sản

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.

18/06/2013
Hơn 40 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Quảng Ngãi Hơn 40 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Quảng Ngãi

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40ha tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.

22/04/2013