Đừng để tiền mất tật mang

Đây là cơ hội để một số DN chuyên xây dựng hầm biogas “chui”, chưa đăng ký với ngành chức năng tiếp cận, mồi chài để thi công công trình.
Công trình của những DN “chui” có chất lượng rao sao, chỉ có “trời biết”.
Do vậy, BQL dự án LCASP Bình Định đã có sự can thiệp kiên quyết để người dân không phải lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Ông Đào Văn Hùng, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết xây dựng hầm biogas có 2 kiểu, một là xây theo mẫu thiết kế của BQL dự án LCASP Trung ương do thợ xây đã được tập huấn thi công; hai là hầm biogas bằng chất liệu composite.
Hầm biogas composite được đúc sẵn theo các chủng loại: 7 khối, 9 khối, 13 khối.
Hiệu quả của 2 dạng hầm biogas nói trên đều được Bộ NN-PTNT công nhận.
“Các DN chuyên lắp đặt hầm biogas composite rất muốn kiếm thị phần tại Bình Định, bởi họ biết nhu cầu xây dựng hầm biogas của các hộ chăn nuôi ở đây rất cao.
Tuy nhiên, để hoạt động, các DN đã được Bộ NN-PTNT công nhận.
“Sau khi nghe thông tin nhiều nơi xảy ra tình trạng này, chúng tôi đã có văn bản gửi về các ngành chức năng địa phương yêu cầu phải theo dõi sát sao.
Nếu phát hiện có trường hợp nêu trên, ngành chức năng phải báo cáo ngay với UBND xã sở tại để mời DN đó về làm rõ chức năng, nêu rõ vi phạm, nhằm khống chế hoạt động “chui”, tránh để người dân lâm cảnh tiền mất tật mang”, ông Hùng kiên quyết.
Hiện ở Bình Định có những đơn vị chuyên lắp đặt hầm biogas composite được phép hành nghề là các công ty: Thành Lộc, Quang Huy, Bảo Chung, Môi trường xanh…
Những đơn vị này được phép tiếp cận các phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông các huyện để kiếm công trình.
Sau khi ngành chức năng địa phương thẩm tra năng lực, công nghệ, có văn bản gửi về BQL dự án LCASP tỉnh, sau đó được chấp thuận DN mới được thi công”, ông Hùng cho biết.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sau khi thi công hoàn thành công trình, các đơn vị nói trên phối hợp với ngành chức năng địa phương tổ chức nghiệm thu, sau đó chuyển danh sách về BQL dự án LCASP tỉnh, danh sách này được trình ra BQL dự án LCASP Trung ương, sau đó vốn được giải ngân.
Các DN thi công có trách nhiệm bảo hành công trình 1-2 năm theo BQL dự án LCASP Trung ương quy định.
Tuy nhiên, hiện cũng có một số DN chuyên lắp đặt hầm biogas bằng chất liệu composite, không đăng ký hành nghề với ngành chức năng, nhưng vẫn muốn giành thị phần thi công hầm biogas với nhiều chiêu trò hấp dẫn.
“Họ xuống địa phương, tìm những hộ có nhu cầu và tuyên truyền rằng, tổng chi phí xây dựng 1 hầm biogas là 13 triệu đồng.
Nếu anh làm hầm biogas theo dự án LCASP sẽ được hỗ trợ 3 triệu, còn anh bỏ vốn đầu tư 10 triệu.
Làm theo dự án thì phải nghiệm thu, trình báo qua nhiều công đoạn mới được giải ngân khoản tiền hỗ trợ.
Không cần phải vậy, anh cứ làm với DN chúng tôi, không cần tiền hỗ trợ, chúng tôi chỉ lấy của anh đúng 10 triệu.
Gọn nhẹ, không phải qua thủ tục nào mà anh có hầm biogas sử dụng ngay”, ông Hùng cho hay.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, bất cập lớn nhất của tình trạng nêu trên là các DN thi công xong, lấy tiền là đi mất, không đào tạo tập huấn gì cho người sử dụng.
Nếu sau này công trình hư hỏng, xảy ra cháy nổ thì người dân tự chịu, vì chẳng có bảo hành.
Related news

Tại nhiều công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tuy nguồn nước đã cơ bản cải thiện nhờ lượng mưa dồi dào đầu tháng 11, nhưng vẫn còn công trình thiếu nước…

Mấy ngày qua, giá khoai lang tím Nhật ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… lên cơn “sốt”. Hiện thương lái tìm mua khoai lang tím Nhật với giá 800.000 - 850.000 đồng/tạ (tính 60kg/tạ), tăng gấp nhiều lần so với thời điểm quý 2-2015 giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/tạ.

Các địa phương ở Hải Phòng hiện cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với năng suất trung bình 57,2 tạ/ha, cao hơn mùa trước chút ít (56,8 tạ/ha), sau bao nỗi lo về điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến động thất thường trong suốt quá trình canh tác.

Vụ thu hoạch mía đang tới gần. Trước diễn biến thời tiết khô hạn như năm nay, nhiều hộ dân trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cầm chắc nguy cơ mía tụt giảm năng suất…

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường.