Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Đưa xoài Cát Chu sang Nhật
Ngày đăng: 02/11/2015

Các chuyên gia Nhật Bản kiểm tra xoài trước khi đưa vào  máy xử lí bằng hơi nước nóng.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, 2 công ty vừa XK được xoài Cát Chu sang Nhật là Yasaka (Bình Dương) và Good Life (TPHCM) .

Sau khi quảng bá và giới thiệu về xoài Việt Nam tại các siêu thị của Nhật, xoài Việt Nam đã được người dân Nhật Bản bước đầu tin dùng.

Ông Hồng cho biết, với các lô xoài đã XK, giá giao cho đơn vị phân phối tại Nhật là từ 7,5-8 USD/kg, trong khi đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp là xoài Thái Lan hiện nay trung bình là 5 USD/kg.

Cục trưởng Cục BVTV thông tin thêm, sau 2 công ty Yasaka và Good Life, hiện nay, công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cũng đã lên kế hoạch XK xoài sang Nhật.

Cả 3 công ty này đã có kế hoạch sẽ XK sang Nhật tổng cộng 6 lô hàng, với tổng sản lượng 64 tấn, trong đó có 4 lô sẽ được XK bằng đường biển và 2 lô bằng đường hàng không.

Hiện cả 3 đơn vị XK đều đã đáp ứng được hệ thống xử lí hơi nước nóng theo yêu cầu của phía Nhật Bản.

Các lô hàng trong quá trình xử lí kiểm dịch thực vật đều có sự phối hợp giám sát của chuyên gia Nhật ngay tại các doanh nghiệp nên mọi thủ tục thông quan đều nhanh chóng, thuận tiện.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục BVTV tập trung cho đàm phán, mở cửa thêm các loại hoa quả sang một số thị trường trọng điểm như cho xoài XK sang Australia; thanh long sang Đài Loan; chôm chôm sang Newzeland; vú sữa và xoài sang Mỹ; thanh long ruột đỏ và vải thiều sang Nhật…

Để đáp ứng về kiểm dịch thực vật cho hoa quả xuất khẩu, theo tính toán của Viện Năng lượng Nguyên tử, Bộ KH&CN, vào quý I/2016 sẽ hoàn thiện Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đủ tiêu chuẩn vận hành chiếu xạ cho hoa quả phục vụ XK tại khu vực phía Bắc.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

23/11/2013
Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

23/11/2013
Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

24/11/2013
Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

24/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

24/11/2013