Nuôi ếch Thái
Năm 2007, nông dân ấp 4, xã Đốc Binh Kiều tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nuôi thí điểm ếch Thái thương phẩm.
Người dân cải tạo phần đất trũng, đìa sen thành ao nuôi ếch với diện tích trung bình 1000 - 1.500 m2, độ sâu 1,5 m.
Trong ao có sử dụng lưới bao bọc, đóng cọc chắc chắn, có những vỉ tre ngang dọc để cho ếch trú ẩn hoặc ngồi tắm nắng… Ếch ăn thức ăn công nghiệp nên tăng trọng nhanh và ít bệnh.
Theo các hộ nuôi, mỗi ngày cho ếch ăn 3 lần, lượng thức ăn cũng phải căn cứ vào lúc ếch đói hay no mà điều chỉnh cho phù hợp, không để cho ếch quá đói hay quá no gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn nước được bơm ra vào thường xuyên đảm bảo môi trường tốt, ít bệnh cho ếch phát triển. Trong quá trình nuôi thường xuyên phân loại ếch, nếu có con dị tật hay nhỏ sẽ phân loại nuôi riêng biệt ếch mới đồng đều về kích cỡ. Về con giống, ban đầu bà con phải mua từ nơi khác nhưng đến nay có thể tự SX giống.
Nhằm tránh tình trạng thương lái ép giá, Hội Nông dân xã Đốc Binh Kiều đã thành lập Tổ hợp tác SX để giải quyết, hỗ trợ đầu ra cho nông dân.
Ông Đỗ Văn Liêm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác cho biết, sau 15 tháng đi vào hoạt động nay đã có 27 hộ dân thả nuôi hơn 1 triệu con ếch. Từ tháng 10/2014, Tổ hợp tác đã ký hợp đồng với Siêu thị Metro (Cần Thơ) thu mua ếch, giá bán ổn định từ 47.000 - 49.000 đồng/kg. Mỗi tuần siêu thị đến thu mua 2 chuyến, mỗi chuyến từ 800 - 1.000 kg.
Ông Cao Văn Oanh, ngụ ấp 4, xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện gia đình nuôi 30.000 - 40.000 con ếch trên diện tích 1.500 m2 kết hợp thả nuôi 4.000 con cá điêu hồng, vồ, trê… mỗi năm cho lãi khoảng 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.
Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.
Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.
Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc trừ sâu hóa học hoàn toàn không có hiệu quả.