Đưa vào vận hành 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn

Mỗi máy được đầu tư với giá thành 25 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ cây lúa nước dành cho công tác khuyến nông theo Nghị định 42/CP là 10 triệu đồng/máy, phần còn lại do nông dân tự đối ứng.
Vận hành máy phun thử nghiệm ở Phước Hưng
Máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn do cơ sở Lâm Mười, ấp Hòa Thuận, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cung cấp. Máy đạt các tiêu chuẩn và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế vào năm 2007.
Cấu tạo chính của máy gồm khung thép dài 03 mét, 03 bánh xe bằng thép, đường kính hai bánh lớn nhất là 2,3 mét, bánh nhỏ nhất 01 mét, trọng lượng toàn bộ phận 300 kg. Máy được vận hành bằng động cơ xăng có công suất 07 mã lực, có hệ thống hộp số điều khiển gồm 5 cấp, có thùng chứa 220 lít.
Máy được thiết kế hệ thống bơm hút nước và hệ thống phun với mỗi máy từ 15 - 27 mét, mỗi péc phun cách đều nhau 40cm, công suất hoạt động là 02 ha/giờ, máy được vận hành chỉ với 01 hoặc 02 lao động.
Máy vận hành trong mọi địa hình, phù hợp với đồng ruộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên hiện nay máy của cơ sở Lâm Mười đã có mặt tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và huyện Trà Cú là đơn vị đầu tiên của tỉnh Trà Vinh đặt mua máy phục vụ sản xuất lúa hè thu.
Ngoài chức năng phun thuốc bảo vệ thực vật, máy còn được sử dụng trong việc vận chuyển lúa giống, vật tư phân bón, hay dùng làm máy kéo các dụng cụ sạ hàng rất tiện lợi.
Qua các buổi trình diễn nhiều nông dân có mặt cho rằng, máy có nhiều ưu điểm, sẽ làm giảm bớt công lao động của nông dân mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là việc sử dụng máy rất an toàn cho người sử dụng./.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Dự án “Thúc đẩy chứng nhận và quản lý bền thực hành nuôi tôm tốt hơn cho các hộ quy mô nhỏ tại Việt Nam” do Danida (Đan Mạch) tài trợ, từ năm 2008 đến nay, 2 xã Vĩnh Hậu và Vĩnh Hậu A (H.Hòa Bình) đã thành lập được 5 THT nuôi trồng thủy sản, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương vừa làm việc với TP Cần Thơ về tình hình thực hiện liên kết vùng và tái cấu trúc ngành nông nghiệp thành phố, đặc biệt là tái cấu trúc ngành cá tra.

Một số nông dân ở ĐBSCL đã tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng - loài thuỷ sản chỉ thích hợp với môi trường nước lợ - tại những khu vực đồng ruộng nước ngọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường sinh thái, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT).

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 4 đợt nước mặn xâm nhập lên huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Nhưng nước mặn không vượt qua Ngã Năm, nhờ vậy, vùng sản xuất lúa ổn định của tỉnh Bạc Liêu không bị mặn xâm nhập.

Vụ xuân hè 2014, nhiều nông dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã chọn giống bắp nếp lai AG 500 để trồng nhưng đến thời điểm thu hoạch, trái không lớn, ít hạt, nếu có thì hạt rất cứng nên không thương lái nào đến mua.