Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đông Anh (Hà Nội) Tạo Đột Phá Từ Cơ Giới Hóa

Đông Anh (Hà Nội) Tạo Đột Phá Từ Cơ Giới Hóa
Ngày đăng: 28/07/2014

Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.

Nhiều lợi ích

Vụ mùa năm 2014 là vụ thứ hai, xã Liên Hà đưa mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất với diện tích 70ha. Được huyện hỗ trợ 50% kinh phí mua 8 chiếc máy cấy Kobota, xã đã tiến hành gieo mạ khay cấy bằng máy cho bà con nông dân trong xã với giá dịch vụ 155.000 đồng/sào.

Chị Lê Thị Mơ, thôn Đại Vĩnh cho biết: "Nhà tôi có 6 sào ruộng ở xứ đồng trũng, trước đây luôn lo lắng bởi mỗi khi gió to hay mưa bão là lúa thường bị đổ, năng suất thấp. Nhưng kể từ khi cấy lúa bằng mạ khay, máy cấy, năng suất lúa đã tăng lên đáng kể".

So sánh với cấy lúa theo phương pháp truyền thống thì mô hình mạ khay, máy cấy giảm chi phí trung bình 100.000 đồng/sào, giảm 1/2 lượng thóc giống/sào. Cấy bằng máy một sào chỉ cần thời gian khoảng 15 - 20 phút nên giảm đáng kể chi phí ngày công và tiết kiệm sức lao động cho nông dân, đồng thời cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị đổ do tác động của gió bão.

Nhờ đó, năng suất cao hơn lúa cấy bằng tay trung bình 1 tạ/ha, chất lượng thóc cũng cao hơn. Ông Ngô Văn Lệ - Trưởng Phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết, áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất đã góp phần không nhỏ vào việc khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai; củng cố, nâng cao vai trò của các HTX. Điều quan trọng là làm thay đổi được tập tục sản xuất thủ công manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân.

Vụ xuân năm 2014, huyện triển khai thí điểm mô hình mạ khay, máy cấy với diện tích 30ha tại 6 xã. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, năng suất lúa vụ xuân bình quân đạt gần 60tạ/ha. Lợi nhuận của lúa cấy bằng máy cao hơn cấy lúa bằng tay khoảng 2,5 triệu đồng/ha và tiết kiệm 20% chi phí.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả

Vụ mùa 2014, Đông Anh tiếp tục triển khai áp dụng mạ khay, máy cấy tại 6 xã Liên Hà, Việt Hùng, Thụy Lâm, Vân Hà, Dục Tú, Xuân Nộn với diện tích 200ha. Để khuyến khích các xã tham gia mô hình, huyện đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng và 28 máy cấy.

Trong đó, hỗ trợ 50% giá trị máy cấy, 50% kinh phí mua khay mạ, 100% kinh phí mua thóc giống, tập huấn và hỗ trợ công cấy 50.000 đồng/sào. Bên cạnh đó, huyện tuyên truyền sâu rộng về những ưu điểm, lợi ích của mô hình mạ khay, máy cấy đến người dân.

Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của mô hình và nâng cao trách nhiệm các xã, HTX, huyện yêu cầu các địa phương cam kết trong việc mua, quản lý và sử dụng máy cấy. Trong đó, cán bộ, đảng viên phải đi đầu, gương mẫu thực hiện. Chẳng hạn như tại xã Liên Hà, các đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã, Xã đội trưởng cũng tham gia góp cổ phần trong việc mua máy cấy và hạch toán kinh tế từ khâu đầu đến khâu cuối.

Để triển khai mô hình mạ khay, máy cấy hiệu quả, huyện đã tổ chức tham quan mô hình và học hỏi kinh nghiệm tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Sau đó, tổ chức trình diễn cấy bằng máy ngay trong vụ mùa 2013.

Với quyết tâm cao độ, sự nỗ lực, đồng thuận của cán bộ và người dân trong việc đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, diện mạo nông thôn Đông Anh sẽ ngày một khởi sắc.


Có thể bạn quan tâm

Lúa Hè Thu Trúng Mùa, Được Giá Lúa Hè Thu Trúng Mùa, Được Giá

Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.

18/07/2014
Đặc Sản Vùng Nước Lợ Đặc Sản Vùng Nước Lợ

Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…

02/08/2014
Bạc Liêu Bao Giờ Nông Dân Có “Điện An Toàn” Để Nuôi Tôm Công Nghiệp? Bạc Liêu Bao Giờ Nông Dân Có “Điện An Toàn” Để Nuôi Tôm Công Nghiệp?

Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.

18/07/2014
Ngăn Chặn Sản Xuất Kinh Doanh Tôm Chứa Tạp Chất Ngăn Chặn Sản Xuất Kinh Doanh Tôm Chứa Tạp Chất

Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

02/08/2014
Quan Tâm Phát Triển Hạ Tầng, Đầu Tư Sản Xuất Quan Tâm Phát Triển Hạ Tầng, Đầu Tư Sản Xuất

3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân có hơn 50.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) của hơn 20 dân tộc. Trong 5 năm qua, UBND các huyện này làm tốt công tác dân tộc nên đời sống người dân từng bước được cải thiện.

02/08/2014