Tam Bình (Vĩnh Long) Đầu Tư Nâng Cao Chất Lượng Cam Sành

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình (Vĩnh Long), từ nay đến năm 2015, huyện sẽ khuyến khích nhà vườn không trồng mới mà tập trung đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng cam sành, ổn định diện tích trồng theo quy hoạch khoảng 2.000ha ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Lộc và Hòa Hiệp; đồng thời kêu gọi hợp tác xã xây dựng mạng lưới thu mua.
Từ năm 2009, nông dân các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Mỹ Thạnh Trung, Loan Mỹ và Tường Lộc đã được Tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ các chi phí tái thiết vườn, hướng dẫn những kiến thức mới về canh tác, biện pháp né rầy chổng cánh, quản lý dịch hại tổng hợp, cách sử dụng thuốc đúng kỹ thuật giúp cây trồng đạt năng suất, sản lượng cao.
Huyện cũng đã giao cho Hợp tác xã Thương mại- Dịch vụ Hoàn Thiện sử dụng nhãn hiệu tập thể cam sành Tam Bình để kinh doanh mặt hàng này hướng tới tiêu thụ tại các siêu thị và xuất khẩu.
Tam Bình hiện có trên 1.600ha cam. Mùa cao điểm, mỗi ngày có từ 50- 70 tấn trái, một số ít xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, Campuchia.
Có thể bạn quan tâm

Cây bưởi của ông Trần Hùng (81 tuổi, ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình) dù chỉ rộng hơn 6m tán nhưng có tận trên 800 quả.

Hơn 4 năm xây dựng nông thôn mới , huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có nhiều bước tiến nổi bật, bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày. Điểm nổi bật nhất Hải Lăng đạt được là đời sống người dân ngày càng ổn định, thu nhập được nâng lên nhờ các mô hình sản xuất hiệu quả.

Nhờ làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) mà trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, rất nhiều thôn, bản đã 8 -10 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Có được thành quả này, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương, phải kể đến sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân.

Nằm dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, Hướng Hóa (Quảng Trị) từ một huyện nghèo nay đã trở nên sầm uất với những bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực.