Huyện Hoằng Hóa Tập Trung Chăm Sóc Lúa Vụ Mùa

Vụ mùa năm 2014, huyện Hoằng Hóa gieo cấy gần 8.000 ha lúa, trong đó chủ yếu là các giống ngắn ngày như BC15, DQ11, Bắc Thơm... Tính đến ngày 31-7, cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, lúa đại trà vụ mùa đang ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.
Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung triển khai cho nông dân bón phân thúc đợt 2 đúng thời kỳ cây lúa bắt đầu làm đòng; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm của các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc cây trồng kịp thời, đạt hiệu quả cao; chủ động theo dõi, làm tốt công tác phát hiện, dự tính, dự báo sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh trên đồng ruộng để có hướng xử lý kịp thời. Chi nhánh thủy lợi Hoằng Hóa bảo đảm đủ nước tưới cho lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông, kết hạt; nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, đồng thời chủ động tiêu, thoát nước khi có mưa bão xảy ra.
Trước đó (từ ngày 16 đến 22-7, tại một số xã như Hoằng Phúc, Hoằng Đức, Hoằng Ngọc, Hoằng Thanh,... có gần 250 ha lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, một số nơi mật độ cao trên 50 con/m2. UBND huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các xã tập trung diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (An Giang), Trần Văn Mì, cho biết: Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4- 2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.

Hiện nay, nghề trồng nấm ở một số huyện trong tỉnh Bắc Giang phát triển khá mạnh, không chỉ góp phần tăng thu nhập cho bà con mà còn cung cấp thực phẩm sạch, bảo vệ môi trường.

Là huyện có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông, những năm qua Vũ Thư (Thái Bình) luôn chú trọng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Vụ đông năm 2013, huyện phấn đấu gieo trồng 7.250 ha, tập trung phát triển những cây chủ lực như đậu tương, khoai tây, ngô...

Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.

Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.