Trang Trại Vàng Vùng Chiêm Trũng
Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".
Đất khó nhưng không cam chịu nghèo
Từ nhỏ ông Phạm Văn Quất đã nếm trải những khó khăn, cực nhọc của nghèo khó.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về quê lập gia đình, ông Quất nung nấu làm cách gì đó để đất chiêm trũng mang lại giá trị cao hơn. "Năm 1990, chủ trương của T.Ư và địa phương khuyến khích nông dân (ND) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tôi mạnh dạn đấu thầu và chuyển đổi 4,5ha cấy lúa 1 vụ bấp bênh sang đào ao thả cá. Công cuộc cải tạo ruộng trũng ban đầu được làm thủ công, lấy sức người làm chính. Chuyển sang nuôi thả cá, thu nhập và mức sống của gia đình tôi từ đói nghèo trở nên đủ ăn và có dư…" - ông Quất nhớ lại.
Khoảng 13 năm sau khi chuyển đổi, doanh thu của trang trại có tăng nhưng chậm do cơ sở vật chất còn lạc hậu. "Từ năm 2003 trở lại đây, tôi tích cực tiếp thu, học hỏi kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn và khóa dạy nghề sơ cấp thủy sản do Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội ND tỉnh tổ chức.
Bên cạnh đó, gia đình tôi dốc toàn bộ vốn và vay thêm khoảng 10 tỷ đồng đầu tư, xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ nuôi thủy sản nước ngọt. Trang trại có 29 ao lớn nhỏ, trong đó 10 ao nuôi cá bố mẹ, 19 ao ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống các kích cỡ khác nhau…
Đất trũng thành "đất vàng"
Theo dõi doanh thu từ trang trại thủy sản Dung Quất 5 năm trở lại đây, nhiều người công nhận ông Quất đã biến vùng đất trũng thành đất vàng. Nếu như năm 2008, doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng thì năm 2012 đạt tới 5 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu của khu trang trại thủy sản Dung Quất ước đạt 6 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 1,2 tỷ đồng. Cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương không chỉ đánh giá cao quá trình vượt khó làm giàu mà còn ủng hộ quá trình ông Quất tổ chức liên kết sản xuất, tạo điều kiện để có thêm nhiều hộ cùng làm giàu với mô hình nuôi thủy sản.
Năm 2008, qua Hội ND xã, ông Quất đứng ra thành lập tổ liên kết ương nuôi cá giống với 22 thành viên trong xã. "Việc ra đời tổ liên kết sản xuất đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, hạ giá thành cá giống, sản xuất và tiêu thụ ổn định. Thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong tổ hơn 5 triệu đồng/tháng, các thành viên có điều kiện hỗ trợ nhau trong đời sống" - ông Quất chia sẻ.
Trang trại thủy sản của gia đình ông Quất nhiều năm liền là địa chỉ tin cậy cung ứng cá giống các loại cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ông đã trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, phổ biến kỹ thuật nuôi cá giống, cá thịt cho hàng ngàn lượt ND…
Hiện ông Quất mở rộng trang trại thủy sản lên 7,2ha; tạo việc làm ổn định cho 11 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng; giúp đỡ về con giống, thức ăn, bao tiêu sản phẩm cho 15-20 hộ nghèo/năm; mỗi năm giúp 5-6 hộ thoát nghèo…
Có thể bạn quan tâm
Trong cơ cấu thị trường XK, Australia chỉ chiếm 2,4% nhưng XK sang thị trường này năm nay tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, XK cua ghẹ từ Việt Nam sang Australia đạt 889 nghìn USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, XK cua ghẹ sang Australia tăng 236,5%.
Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.
Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…
Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.
Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.