Đưa Hoạt Động Nuôi Chim Yến Vào Khuôn Khổ

Kinh nghiệm các nước trong khu vực, địa phương có cơ sở nuôi chim yến và các doanh nghiệp cho thấy cần thiết có quy hoạch để phát triển bền vững đồng thời đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo lấy ý kiến các địa phương về dự thảo Thông tư quy định tạm thời về điều kiện nuôi chim yến do Bộ NNPTNT tổ chức, ngày 21/5, tại TP. Hồ Chí Minh. Bản dự thảo Thông tư này đã được chỉnh sửa lần thứ 7.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, hiện cả nước có 18 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở khu vực phía Nam, đã tổ chức dẫn dụ và khai thác chim yến với khoảng 700 cơ sở của 1.500 nhà nuôi. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định điều kiện dẫn dụ và khai thác chim yến, cũng như chưa có tỉnh, thành phố nào lập quy hoạch vùng nuôi chim yến. Chính vì vậy, Thông tư ra đời sẽ giúp nghề nuôi chim yến đảm bảo an toàn sinh học, nhất là sau khi xảy ra dịch bệnh trên đàn chim yến tại tỉnh Ninh Thuận vừa qua.
Dự thảo Thông tư bao gồm 4 chương và 9 điều, trong đó quy định Chủ cơ sở dẫn dụ và khai thác chim yến phải khai báo với UBND xã, phường, tuân thủ điều kiện sử dụng âm thanh dùng để dẫn dụ chim yến, vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh.
Bên cạnh đó nhà dẫn dụ và khai thác chim yến phải có kết cấu chắc chắn, an toàn cho người, phù hợp với cảnh quan và môi trường xung quanh; phải tách biệt tối thiểu bằng tường cứng với nơi ở của người. Tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở mới để dẫn dụ và khai thác chim yến phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự chấp thuận của UBND tỉnh; khuyến khích xây dựng cách xa khu dân cư, bệnh viện, trường học và chợ.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, việc quy hoạch vùng nuôi là hết sức cần thiết nhằm tránh gây tiếng ồn, ảnh hưởng môi trường sống xung quanh cũng như để đảm bảo tình hình an toàn dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe người dân.
Ông Phạm Đông Đức, Phó Phòng Kinh tế UBND huyện Cần Giờ, huyện tập trung nhiều hộ nuôi chim yến tại TPHCM, cho biết hiện tại chưa có quy định về nghề nuôi chim yến. Huyện Cần Giờ không cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến, trước đây các hộ muốn nuôi thường xin phép chuyển đổi công năng nhà ở để làm nhà nuôi chim yến, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quy định xử lý. Việc ban hành Thông tư của Bộ NNPTNN là hết sức cần thiết hiện nay, giúp địa có cơ sở pháp lý để xử lý, quản lý và đưa nghề nuôi chim yến vào quy hoạch phát triển chung của địa phương.
Đối những cơ sở nuôi chim yến cũ trước khi Thông tư có hiệu lực, để không làm thiệt hại kinh tế cho người dân, cơ sở nuôi chỉ cần hoàn thiện điều kiện của nhà nuôi chim yến, điều kiện phòng chống dịch bệnh, đăng ký với chính quyền sở tại để có cơ sở phối hợp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, đảm bảo phát triển bền vững. Những cơ sở mới đầu tư thì phải đáp ứng những điều kiện về quy hoạch, đăng ký, kiểm soát theo quy định mới.
Related news

Hiện nay, các nhà vườn trồng thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch lứa trái cuối cùng của vụ chính; so với cùng kỳ năm trước thì nông dân trồng loại cây này vừa mất giá vừa mất mùa.

Với điều kiện thuận lợi có nước ngọt quanh năm, trong những năm qua, nhân dân các xã Tân Phú Tây, Phú Mỹ, Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung A, Tân Bình, Tân Thanh Tây và Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) phát triển khá mạnh nghề trồng và sản xuất cây giống.

So với các huyện vùng ven khác của TP.HCM như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, ấn tượng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Nhà Bè không chỉ là những mô hình làm kinh tế giỏi, những nông dân tỷ phú… mà là một đô thị vùng ven mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Xã Bản Mế nằm ở nơi thượng nguồn sông Chảy, từ xưa đã nổi tiếng là địa bàn có thời tiết khắc nghiệt nhất của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do bị áp thuế chống bán phá giá ở mức cao, xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ - một trong những thị trường chính của cá tra Việt Nam, đã giảm mạnh trong quý III/2015.