Gần 20 Ha Mía Bị Thiêu Rụi Ở Huyện Kbang (Gia Lai)
Nắng nóng kéo dài, cùng với việc bất cẩn của người dân đã làm nhiều diện tích mía tại cánh đồng Ktung (xã Tơ Tung, Gia Lai) bị thiêu rụi.
Dù phát hiện sớm nhưng do điều kiện thời tiết và mía đã khô hết lá nên chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ khoảng 20 ha mía bị thiêu rụi, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Ngày 18-2, tại cánh đồng Ktung đã xảy ra vụ cháy mía với tổng diện tích gần 20 ha của 8 hộ dân xã Tơ Tung. Trong đó, hộ nhiều nhất là 4 ha và hộ ít nhất là 0,5 ha. Ngay sau khi phát hiện vụ cháy, chính quyền địa phương đã huy động người dân tại các làng xung quang cách đồng để chữa cháy.
Tuy vụ cháy được phát hiện từ rất sớm, nhưng người dân và chính quyền địa phương không thể dập tắt được do thời gian qua, trên địa bàn huyện thời tiết khô hanh kéo dài đã làm cho các diện tích mía đứng đồng bị khô hết lá, cộng thêm vào thời điểm xảy ra cháy trời đang có gió to nên ngọn lửa bùng phát rất nhanh và không thể kiểm soát được. Chỉ hơn 3 giờ đồng hồ đám cháy đã thiêu rụi gần 20 ha mía của người dân.
Ông Phan Văn Kính-một trong những người phát hiện đầu tiên cho biết: Gia đình tôi trồng được 2 ha mía trên cánh đồng này giờ đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
Vào khoảng 9 giờ sáng khi phát hiện có khói bốc lên từ những đám mía tại cánh đồng Ktung, tôi liền báo và huy động bà con ra để chữa cháy nhưng khi ra đến nơi thì lửa cháy rất to và gió rất mạnh nên không thể dập lửa được. Tôi và những người khác chỉ biết đứng nhìn đám mía của gia đình bị cháy rụi. Giờ gia đình cũng chỉ biết thuê người chặt sớm và chuyển ra nhà máy tiêu thụ.
Cả năm chăm sóc, cứ tưởng vụ mía năm nay có lãi chút ít, ai ngờ chữ đường giảm, năng suất thấp, thu nhập chẳng được bao nhiêu mà mía còn bị cháy.
Liền kề với gia đình ông Kính là 4 ha của gia đình bà Vũ Thị Huệ cũng bị thiêu rụi. Ngay sau khi mía của gia đình bị cháy, bà Huệ đã huy động thuê hơn 35 nhân công để chặt mía, mong tiêu thụ sớm để giảm thiểu thiệt hại. Bà Huệ cho hay: “Tại cánh đồng này năm trước cũng đã xảy ra cháy mía với tổng diện tích hơn 12 ha. Năm nay lại bị cháy làm gia đình thiệt hại rất nhiều.
Với gia đình tôi gần 4 ha mía ước tính vụ này được khoảng 300 tấn mía, giờ bị cháy hết làm thiệt hại khoảng gần trăm triệu đồng”. Nhiều gia đình cho hay, năm nay chưa hết nỗi lo cây mía có chữ đường thấp, năng suất giảm, thì nay lại gặp cảnh mía cháy.
Mía cháy không chỉ bị giảm khối lượng, chữ đường mà nhà máy còn trừ tạp chất cao nên người dân bị thiệt hại nặng. Mỗi ha mía cháy người dân ước tính thiệt hại khoảng 30%. Vậy với 4 ha mía của gia đình ước tính thiệt hại gần trăm triệu đồng.
Trước thực tế trên chính quyền địa phương cũng đã có một số giải pháp giúp người dân trong lúc khó khăn. Ông Hoàng Tuấn Hùng-Phó Chủ tịch UBND xã Tơ Tung cho biết: “Ngay sau khi nghe thông tin mía của người dân bị cháy, chính quyền địa phương đã nhanh chóng chỉ đạo cho các trưởng thôn, làng xung quang khu vực cháy huy động người dân và 2 máy cày để chữa cháy.
Trước mắt động viên người dân nhanh chóng chặt và đem đi tiêu thụ sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại. Hiện xã cũng đã làm việc với đại lý thu mua của Nhà máy Đường An Khê cố gắng tạo mọi điều kiện tiêu thụ sớm mía cho những hộ dân này”.
Hiện nguyên nhân dẫn đến vụ cháy mía vẫn chưa được làm rõ. Trước đó, vào ngày 8/2 ở xã Đông cũng đã xảy ra cháy mía làm thiệt hại 5 sào. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn khoảng 6.000 ha mía đang đứng đồng và lá mía đã khô hết. Hầu như năm nào huyện ta cũng xảy ra cháy mía, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Chính vì vậy, người dân phải cẩn trọng và tuân thủ nghiêm các quy tắc trong quá trình đốt dọn rẫy mía.
Có thể bạn quan tâm
Vài năm trước, những người muốn tìm mua giống gà Đông Tảo thường phải bỏ công tìm nơi cung cấp, có người phải lặn lội về tận xứ của giống gà “tiến vua” này ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Nhưng hiện nay, không thiếu DN, nông dân tham gia sản xuất con giống gà Đông Tảo.
Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch 10/45ha diện tích nấm rơm vụ đông xuân. Thời điểm đầu vụ hè thu năng suất đạt khá, khoảng 13 - 14 tấn/ha, nhưng càng về cuối vụ năng suất giảm gần một nửa và đến đầu vụ đông xuân này chỉ còn khoảng 8 tấn/ha.
Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.
Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).
Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.