Tín Hiệu Tốt Cho Người Nuôi Tôm Trà Vinh

5 tháng đầu năm nay, tỉnh Trà Vinh đã xuất được gần 1.500 tấn tôm đông lạnh, đạt kim ngạch 14,4 triệu USD.
Tại Trà Vinh, trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ hoặc huề vốn, thì những hộ tuân thủ nghiêm mỗi biện pháp kỹ thuật gặt hái được kết quả rất khả quả - nhất là những hộ chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của loại tôm này tiếp tục được mở rộng.
Sau khi gần 1,5 ha diện tích nuôi tôm sú bị mất trắng, ông Nguyễn Thành Nghiệp ở xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang chuyển sang thả 150.000 con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 3000 mét vuông đủ điều kiện. Và sau 2 tháng rưỡi ông Nghiệp thu hoạch được hơn 2 tấn tôm nguyên liệu, lãi gần 100 triệu đồng. Đây là một trong số ít hộ nuôi tôm thẻ thành công, nhờ tuân thủ nghiêm các quy định của ngành chức năng.
Tính từ đầu vụ đến nay Trà Vinh đã thu hoạch được hơn 2000 tấn tôm, trong đó gần một phần tư là tôm thẻ chân trắng. Số lượng tôm thu được tuy chỉ bằng một nửa so với niên vụ 2011, nhưng tăng hơn nhiều lần so với vụ tôm năm ngoái. Có được kết quả này là nhờ chủ động từ đầu, tức chỉ có những hộ có đủ điều kiện mới được phép thả nuôi, như có ao lắng, được tập huấn kỹ thuật… trong khi ngành chức năng thì tăng cường kiểm soát nguồn tôm giống.
Ông Phạm Minh Truyền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết: “Để nuôi tôm chân trắng, bà con phải khai báo và có sự cho phép của chính quyền mới được thả nuôi. Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, mua ở những công ty có uy tín và có sự cam kết về chất lượng giống”.
5 tháng đầu năm nay, tỉnh Trà Vinh đã xuất được gần 1.500 tấn tôm đông lạnh, đạt kim ngạch 14,4 triệu USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Trần Thanh Lễ, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Cửu Long khẳng định: "Nguyên liệu mà bị thiếu chúng tôi bổ sung từ các tỉnh khác, cũng như chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Bởi vì nguồn tôm thẻ chân trắng nông dân Trà Vinh bắt đầu nuôi khá lên rồi. Bên cạnh đó nguồn thẻ chân trắng ở các tỉnh lân cận cũng khá nhiều. Để đảo bảo việc xuất khẩu chúng tôi luôn duy trì tốt với đối tác, khách hàng”.
Sự phục hồi của thị trường xuất khẩu tôm là tín hiệu phấn khởi, nhất là trong bối cảnh việc nuôi tôm tiếp tục gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.

Khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi không khỏi đắn đo, bởi suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng có một thực tế đang diễn ra: không ít diện tích“bờ xôi ruộng mật” ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên được cho thuê thành nơi an táng. Nếu không có giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đất ruộng trở thành nghĩa trang.

“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.