Ùn Ùn Nuôi Cá Lóc Giống Tự Phát
Nguy cơ làm ô nhiễm môi trường nước và rớt giá cá lóc.
Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.
Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Trong đó, điều đáng lưu ý là ở nhiều nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.
Ông Trần Văn Hải, một người dân vừa đào ao nuôi cá lóc giống ở huyện Châu Phú cho biết như thế này: “Giá lúa rẻ quá rồi. Thấy người ta nuôi cá có giá thì cũng nuôi theo. Mới thả cá mấy ngày nay đây”.
Bên cạnh đó, điều đáng báo động là đến thời điểm này, việc phá đất lúa để đào ao nuôi cá lóc giống diễn ra ồ ạt nhưng sự can thiệp của chính quyền địa phương dường như chậm chạp.
Ông Nguyễn Hữu Dư ở tỉnh An Giang có kinh nghiệm hơn 8 năm nuôi cá lóc cho rằng: “Làm cái nghề này không dễ dàng chút nào. Làm lúc thuận lợi thì ngon chứ lúc bất lợi rồi thì tiêu tan hết. Không phải ai nuôi cũng được đâu”.
Nhiều người dân An Giang lo ngại sản lượng cá lóc sẽ ngày một tăng, tất yếu sẽ làm thay đổi mức cung – cầu, dễ dẫn đến tình trạng cá lóc bị rớt giá và người nuôi lại bị thua thiệt.
Ông Trần Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú cho biết thêm: “Mình làm chưa có định hướng, quy hoạch. Cũng như cá tra khi cung vượt cầu thì hậu quả rất rõ. Địa phương hiện nay cũng có sự tuyên truyền cho bà con nắm. Sau đó, có quy hoạch cụ thể để sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường”.
Bài học về mở rộng diện tích để nuôi cá tra, bấp chấp yêu cầu của thị trường đã dẫn đến những thua lỗ của người nuôi vẫn còn đó. Nay là con cá lóc với hy vọng đổi đời. Có thể nói, việc nuôi, trồng tự phát những sản phẩm nông nghiệp mà mình có chứ chưa theo cái thị trường cần vẫn còn cố hữu nhiều trong suy nghĩ và hành động của người dân ĐBSCL. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho các ngành hữu quan và cả xã hội trong việc hoạch định chính sách và định hướng trong sản xuất, chăn nuôi để giúp người nông dân có những cách làm khoa học hơn nhằm phát triển sản xuất, thay đổi cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/6, Viện Nghiên cứu ngô đã 4 ký hợp đồng chuyển giao và chuyển nhượng quyền phân phối 4 giống ngô do Viện Nghiên cứu cho một số DN.
Ngày 26/6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ra quyết định hủy bỏ điều 4 của bản quy định quản lý sản xuất và kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐUB ngày 25/1/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Cùng với các tổ chức, doanh nghiệp và người kinh doanh ở khắp nơi trong cả nước về huyện Lục Ngạn thu mua vải thiều thì sự có mặt của hàng trăm thương nhân Trung Quốc đã góp phần cho vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ nhanh chóng, thuận lợi.
Mục tiêu ứng dụng các biện pháp cơ giới để khắc phục tình hình thiếu lao động nông thôn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong việc trồng chanh đang phát triển khá mạnh hiện nay là vấn đề rất bức xúc, anh Trần Văn Nhung đã cất công nghiên cứu sản xuất thiết bị sàng phân loại chanh và đến nay đã được đông đảo các cơ sở thu mua chanh đặt hàng.
Hiện Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã tổ chức gây nuôi, nhân giống để cung cấp giống gà con tốt cho người chăn nuôi có nhu cầu và tiếp tục chọn tạo để lưu giữ và hình thành lại giống “gà Tàu vàng có thương hiệu”. Qua đó, đáp ứng tốt những tính chất của gà Tàu vàng trước đây, nhằm phục vụ ngành chăn nuôi gia cầm của địa phương, cung ứng thực phẩm ngon hợp thị hiếu người tiêu dùng địa phương và du khách.