Đẩy Mạnh Sản Xuất, Tiêu Thụ Nhãn Chín Muộn
Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Năm 2013, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình thâm canh nhãn chín muộn với diện tích 40ha, tại xã Đại Thành. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, năng suất nhãn chín muộn đạt 30 tấn/ha, sản lượng toàn mô hình đạt 1.200 tấn, cao gấp 3 lần năm 2012; giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 42 tỷ đồng.
Theo Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội, trong 3 năm (2011 – 2013), Trung tâm đã mở rộng và trồng mới, thâm canh được 1.290ha cây ăn quả các loại, như: Bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng nuôi cấy mô đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Trung tâm đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng được 4 nhãn hiệu tập thể (2 nhãn hiệu Nhãn chín muộn, 1 nhãn hiệu Bưởi đường Quế Dương, 1 nhãn hiệu cam Canh Kim An); cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 70ha nhãn chín muộn, 120ha bưởi, 40ha chuối.
Có thể bạn quan tâm
UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận điều chỉnh bổ sung quy mô dự án "Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven Sông Hồng thuộc địa bàn xã Văn Khê, huyện Mê Linh".
Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) có 7 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tổ chức mô hình liên kết với doanh nghiệp (DN) sản xuất và bao tiêu lúa giống. Mô hình đã đem lại lợi ích nhiều mặt.
Gia Lai đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Năm nay do thời tiết bất lợi nên cà phê của người dân ở một số địa phương chín sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Cả một năm chăm bón đã có thành quả, nông dân không lo về giá cả, năng suất mà nơm nớp nỗi lo mất trộm cà phê.
Không cần bón phân, xịt thuốc, chỉ cần có nhiều nước, lúa mùa nổi có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn/ha, lãi trên 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa này chỉ còn 50ha, giảm gần 20ha so với trước.
Trong bối cảnh giá mủ cao su liên tục xuống thấp, một người dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cao su để sang trồng cây trôm đạt hiệu quả cao.