Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao

Sau gần 2 tháng triển khai Dự án phát triển chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chiều 5.9, Trạm Khuyến nông Thành phố Tây Ninh tổ chức tổng kết Dự án, đánh giá kết quả thực hiện của chương trình này trên địa bàn Thành phố.
4 hộ tham gia dự án ở xã Bình Minh và phường Ninh Thạnh được hỗ trợ 1.000 con vịt giống Super – M2, được tiêm phòng ngừa bệnh, cùng 30% chi phí thức ăn chăn nuôi từ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trị giá khoảng 13 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các cán bộ Trạm Khuyến nông TP cũng tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học đến các hộ; tổ chức cho các hộ trong dự án đi tham quan mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học ở huyện Gò Dầu; thường xuyên giám sát, hỗ trợ các hộ trong quá trình chăn nuôi…
Kết quả, qua đánh giá, Dự án đạt hiệu quả cao với tỷ lệ nuôi sống hơn 92% tổng số con giống, tiêu tốn thức ăn 2,5 kg/ kg tăng trọng, trọng lượng xuất chuồng 3,4 kg/ 60 ngày tuổi.
Tại buổi tổng kết, các hội viên đã tham quan điểm trình diễn của anh Đinh Vĩnh Bình ở khu phố Ninh Phúc, phường Ninh Thạnh. Anh Bình nhận nuôi 250 con vịt giống, đến nay, anh chỉ bị hao hụt 10 con giống, đàn vịt phát triển tốt, trọng lượng 3,4 kg/60 ngày tuổi, đang chuẩn bị xuất chuồng.
Với giá thị trường hiện tại khoảng 53.000 đồng/kg vịt thịt, sau khi trừ các khoản chi phí, anh Bình còn lợi nhuận gần 13 triệu đồng (chưa tính kinh phí hỗ trợ của Nhà nước).
Anh Bình phấn khởi cho biết, “đây là lần đầu tiên tôi thử nghiệm nuôi vịt thịt. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Trạm Khuyến nông Thành phố nên hiệu quả khả quan, đồng thời hạn chế mùi hôi trong chăn nuôi; lợi nhuận cũng khá. Sắp tới, tôi tiếp tục nuôi vịt theo cách này, để cải thiện kinh tế gia đình”.
3 hộ còn lại trong dự án cũng thu lợi nhuận đạt hơn 10 triệu đồng/hộ.
Các đại biểu dự lễ tổng kết đã cùng thảo luận, phân tích những điểm mạnh của mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học để có thể áp dụng thực tế sản xuất, dần xóa bỏ tập quán chăn nuôi vịt thả đồng, nhiều rủi ro dịch bệnh, thiệt hại kinh tế cao, và không đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Men theo con đường uốn lượn rợp bóng dừa, chúng tôi tìm về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của xã Diễn Vạn - Diễn Châu. Mênh mông là những ao đầm nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ được ngăn cách thành từng ao nuôi như những ô bàn cờ trông thật đẹp mắt.

Để hướng dẫn người dân chăn nuôi bảo đảm an toàn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt áp dụng VietGAP” tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn với quy mô 1.280 con cho 10 hộ dân tham gia trong 4 tháng.

Theo số liệu của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế IPC, hạt tiêu đen giao dịch ở mức 9 USD/kg - tăng từ mức 2 USD cách đây 2 thập niên, trong khi giá tiêu trắng là 13 USD/kg - cao hơn gấp 3 lần so với 20 năm trước.

Nguyên nhân do các địa phương chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí đủ kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho cá tra. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tăng và mức độ thâm canh cao; nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân lại không xử lý môi trường nước ao bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, bệnh này có thể gây chết lên đến 90% số cá mang bệnh.

Do nắng hạn khốc liệt, mạch nước ngầm lại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng nên vụ hè thu này nhiều diện tích lúa ở thôn Hà Thuận và Trà Đông (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) phải bỏ hoang. Những chân ruộng may mắn gieo sạ được thì lúa non cũng đang chết héo dần vì không có nguồn nước tưới…