Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Án Nhãn Lồng Trên Giấy

Dự Án Nhãn Lồng Trên Giấy
Ngày đăng: 03/05/2012

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...

Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp, sản xuất rau, quả đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, nhãn là loài cây có diện tích lớn nhất trong các loại cây ăn quả của tỉnh, khoảng 3.000 ha, trồng nhiều ở các huyện Tiên Lữ, Kim Ðộng, Khoái Châu và TP Hưng Yên. Sản lượng nhãn quả trung bình hàng năm khoảng 25 nghìn tấn, năm được mùa sản lượng hơn 40 nghìn tấn, cho doanh thu hàng trăm tỷ đồng, chiếm khoảng 15% thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều hộ gia đình, nhất là ở vùng chuyên canh cây nhãn. Tuy nhiên, sản xuất nhãn hàng hóa ở Hưng Yên còn có nhiều hạn chế như: năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, sản lượng không ổn định, công nghệ thu hoạch - bảo quản còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư tiếp cận thị trường một cách hợp lý...

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên đã hai lần trình lên UBND tỉnh dự án "nhãn lồng" và đều được phê duyệt. Lần thứ nhất UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 820/ QÐ-UBND ngày 27-4-2007 phê duyệt dự án Xây dựng và Phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hóa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 - 2015; với tổng kinh phí hơn 82 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hơn 9,5 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương ba tỷ đồng, còn lại là vốn của địa phương, hộ nông dân... Nhưng không hiểu vì sao dự án này không được triển khai. Lần thứ hai UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 2043/QÐ-UBND, ngày 8-12-2011 phê duyệt dự án "Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015"; với tổng kinh phí hơn 32 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hơn 7,7 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hơn 1,2 tỷ đồng, hơn 23 tỷ đồng vốn hộ nông dân và nguồn khác. Nhưng rồi chờ mãi dự án vẫn "nằm trên giấy". Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Phóng khẳng định: Dự án "nhãn lồng" UBND tỉnh đã phê duyệt, có tính khả thi cao và đã được nhiều cấp, ngành tham gia ý kiến, thẩm định, tuy nhiên vẫn không được triển khai do chưa được cấp vốn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Thị Chải cho rằng, việc phân bổ vốn ngân sách sự nghiệp khoa học có vấn đề bởi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch vốn cho dự án này rất sớm, khi UBND tỉnh phê duyệt dự án "nhãn" Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 598/NN-TrTr gửi Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Hưng Yên đề nghị cấp kinh phí năm 2012 cho dự án duy trì hệ thống sản xuất giống lúa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, với số tiền hơn 3,9 tỷ đồng và dự án Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015, với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng nhưng chỉ được cấp tiền cho dự án "sản xuất giống lúa" với số tiền 3,7 tỷ đồng, còn dự án "nhãn" thì không được cấp kinh phí; trong khi đó có nhiều dự án, đề tài chưa cấp thiết, hiệu quả so với dự án "nhãn" lại được bố trí vốn?!

Trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, việc khai thác, phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng, của từng cây, từng con, sản xuất ra nông sản hàng hóa có thương hiệu, có giá trị cao, trong đó có sản phẩm của cây nhãn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên. Việc tỉnh Hưng Yên quan tâm, phê duyệt dự án Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015 là hợp lý nhằm: Bảo tồn các giống nhãn đặc sản, có chất lượng quả ngon phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm của vùng chuyên canh nhãn có quy mô tập trung thông qua việc áp dụng tổng hợp các biện pháp; chọn giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, biện pháp thu hoạch, các hoạt động thương mại sản phẩm... Tuy nhiên, việc dự án "nhãn lồng" ở Hưng Yên cho đến nay chưa được triển khai làm nhiều người dân băn khoăn, thắc mắc.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Công Tác Thông Tin, Tuyên Truyền Khuyến Nông Hiệu Quả Công Tác Thông Tin, Tuyên Truyền Khuyến Nông

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.

19/12/2014
Toàn Tỉnh Tăng 23 Trang Trại Chăn Nuôi Toàn Tỉnh Tăng 23 Trang Trại Chăn Nuôi

Hiện nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, tăng 23 trang trại so với năm 2013. Trong đó có 253 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số 58 nghìn con; 295 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con… Các trang trại mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…

19/12/2014
Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.

19/12/2014
Bí Thư Chi Bộ Làm Kinh Tế Giỏi Bí Thư Chi Bộ Làm Kinh Tế Giỏi

Nhà cửa rộng rãi, bề thế với khá đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; có cửa hàng thức ăn gia súc lớn nhất, nhì xã Phúc Lương (Đại Từ), phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân 3 xóm (Cây Tâm, Cây Ngái, Hàm Rồng); mua xe ô tô 8 chỗ ngồi vừa để phục vụ sinh hoạt gia đình vừa làm dịch vụ chở khách…

19/12/2014
Hội Cựu Chiến Binh Huyện Nga Sơn Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Làm Kinh Tế Giỏi Hội Cựu Chiến Binh Huyện Nga Sơn Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình kinh tế, các cấp hội CCB huyện Nga Sơn tạo điều kiện cho CCB vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

19/12/2014