Đẩy mạnh cho vay phát triển thủy sản

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM tiếp tục quán triệt, chỉ đạo đến từng chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại các văn bản trước đây về triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt trong việc niêm yết công khai điều kiện vay vốn, danh mục hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ và thông báo kết quả bằng văn bản cho chủ tàu. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tiếp nhận tất cả các trường hợp chủ tàu gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại ngân hàng. Tích cực phối hợp với chủ tàu hoàn thiện hồ sơ vay vốn, nhất là những trường hợp hồ sơ gửi ngân hàng chưa đầy đủ, giúp chủ tàu kịp thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng.
Các NHTM cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay tại chi nhánh và hội sở chính của NHTM; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc hội sở chính NHTM để có giải pháp xử lý, tháo gỡ, giúp chủ tàu đủ điều kiện sớm được vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các chủ tàu tạm thời gặp khó khăn về vốn đối ứng để thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các NHTM được xem xét cho vay theo cơ chế cho vay thông thường.
Các NHTM thông tin rõ ràng, đầy đủ, kịp thời tới chủ tàu các quy định của ngành Ngân hàng liên quan đến việc cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động tìm kiếm, liên hệ các đơn vị thẩm định độc lập giá trị con tàu khi cho vay nhằm đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Hội sở chính các NHTM nghiên cứu và triển khai các quy định nội bộ đặc thù về giá mua bán vốn, chính sách động viên khen thưởng… nhằm khuyến khích chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển đẩy mạnh cho vay đóng mới, nâng cấp tàu, cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Trường hợp gặp khó khăn về nguồn vốn, các ngân hàng báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ vài con trâu, bò thôi cũng đã là tài sản quý giá đối với nhiều nông dân. Bảo vệ an toàn vật nuôi, không để đói rét, đột quỵ gây thiệt hại được ngành thú y và bà con rất quan tâm.

Vùng sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã (HTX) Yên Phú (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào vụ cuối năm tất bật hơn. Với nhiều loại rau được chăm sóc kỹ lưỡng, nông dân Yên Mỹ đã sẵn sàng cung ứng phục vụ thị trường Tết.

Ngân sách huyện hỗ trợ các hộ tham gia mô hình 50% lượng phân kali, Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu tỉnh cho mượn 5 triệu đồng/ha, không tính lãi, sau khi thu hoạch mì nông dân sẽ thanh toán lại cho nhà máy.

Nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho bò là cây bắp non khoảng 80 ngày. Hiện công ty có vùng nguyên liệu 200 hécta trong tỉnh, song phải tiếp tục mở rộng mới đủ. Nông dân ký hợp đồng cung cấp cây bắp có thể làm 4 vụ/năm, giá mua cây bắp từ 1.100 -1.200 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 200 tấn cây bắp/hécta/năm.

Chuyện cây hồ tiêu bị trộm hái trái non, phá vườn cây chưa làm người dân huyện Chư Pưh hết buồn, thì những ngày qua nhiều vườn tiêu tại huyện Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) bỗng nhiên đổ bệnh, rụng lá chết dần.