Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Án Nhãn Lồng Trên Giấy

Dự Án Nhãn Lồng Trên Giấy
Publish date: Thursday. May 3rd, 2012

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...

Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp, sản xuất rau, quả đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, nhãn là loài cây có diện tích lớn nhất trong các loại cây ăn quả của tỉnh, khoảng 3.000 ha, trồng nhiều ở các huyện Tiên Lữ, Kim Ðộng, Khoái Châu và TP Hưng Yên. Sản lượng nhãn quả trung bình hàng năm khoảng 25 nghìn tấn, năm được mùa sản lượng hơn 40 nghìn tấn, cho doanh thu hàng trăm tỷ đồng, chiếm khoảng 15% thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều hộ gia đình, nhất là ở vùng chuyên canh cây nhãn. Tuy nhiên, sản xuất nhãn hàng hóa ở Hưng Yên còn có nhiều hạn chế như: năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, sản lượng không ổn định, công nghệ thu hoạch - bảo quản còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư tiếp cận thị trường một cách hợp lý...

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên đã hai lần trình lên UBND tỉnh dự án "nhãn lồng" và đều được phê duyệt. Lần thứ nhất UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 820/ QÐ-UBND ngày 27-4-2007 phê duyệt dự án Xây dựng và Phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hóa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 - 2015; với tổng kinh phí hơn 82 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hơn 9,5 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương ba tỷ đồng, còn lại là vốn của địa phương, hộ nông dân... Nhưng không hiểu vì sao dự án này không được triển khai. Lần thứ hai UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 2043/QÐ-UBND, ngày 8-12-2011 phê duyệt dự án "Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015"; với tổng kinh phí hơn 32 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hơn 7,7 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hơn 1,2 tỷ đồng, hơn 23 tỷ đồng vốn hộ nông dân và nguồn khác. Nhưng rồi chờ mãi dự án vẫn "nằm trên giấy". Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Phóng khẳng định: Dự án "nhãn lồng" UBND tỉnh đã phê duyệt, có tính khả thi cao và đã được nhiều cấp, ngành tham gia ý kiến, thẩm định, tuy nhiên vẫn không được triển khai do chưa được cấp vốn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Thị Chải cho rằng, việc phân bổ vốn ngân sách sự nghiệp khoa học có vấn đề bởi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch vốn cho dự án này rất sớm, khi UBND tỉnh phê duyệt dự án "nhãn" Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 598/NN-TrTr gửi Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Hưng Yên đề nghị cấp kinh phí năm 2012 cho dự án duy trì hệ thống sản xuất giống lúa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, với số tiền hơn 3,9 tỷ đồng và dự án Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015, với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng nhưng chỉ được cấp tiền cho dự án "sản xuất giống lúa" với số tiền 3,7 tỷ đồng, còn dự án "nhãn" thì không được cấp kinh phí; trong khi đó có nhiều dự án, đề tài chưa cấp thiết, hiệu quả so với dự án "nhãn" lại được bố trí vốn?!

Trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, việc khai thác, phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng, của từng cây, từng con, sản xuất ra nông sản hàng hóa có thương hiệu, có giá trị cao, trong đó có sản phẩm của cây nhãn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên. Việc tỉnh Hưng Yên quan tâm, phê duyệt dự án Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015 là hợp lý nhằm: Bảo tồn các giống nhãn đặc sản, có chất lượng quả ngon phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm của vùng chuyên canh nhãn có quy mô tập trung thông qua việc áp dụng tổng hợp các biện pháp; chọn giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, biện pháp thu hoạch, các hoạt động thương mại sản phẩm... Tuy nhiên, việc dự án "nhãn lồng" ở Hưng Yên cho đến nay chưa được triển khai làm nhiều người dân băn khoăn, thắc mắc.

Related news

Một Xã Thu 3 Tỷ/năm Từ Bưởi Diễn Một Xã Thu 3 Tỷ/năm Từ Bưởi Diễn

Cận Tết, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa rét đậm nhưng cho niềm vui ngọt ngào.

Saturday. February 25th, 2012
Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp

PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học do Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang tài trợ, sau một năm nghiên cứu, Bộ môn Kỹ thuật nuôi hải sản, Khoa Thủy sản đã thành công trong SX giống nhân tạo và ương nuôi cá bóp giống.

Saturday. February 25th, 2012
Nhà Máy Đạm Cà Mau Hoạt Động, Cá Lại Chết Nhà Máy Đạm Cà Mau Hoạt Động, Cá Lại Chết

Ngày 20/2, quanh khu vực Nhà máy đạm Cà Mau - Cụm khí- điện- đạm Cà Mau ở xã Khánh An (U Minh) cá lại chết nổi đầy kênh Rạch Dán (ấp 6, xã Khánh An, huyện U Minh) và cửa xả thải bên sông Cái Tàu, Khánh An.

Sunday. February 26th, 2012
Bí Quyết Khôi Phục Nghề Nuôi Gia Cầm Bí Quyết Khôi Phục Nghề Nuôi Gia Cầm

Sau rét, sau dịch bệnh, bây giờ là lúc bà con nông dân phải nghĩ tới việc khôi phục đàn gia cầm. NTNN xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng

Saturday. April 23rd, 2011
Cty TNHH MTV Cao Su Krông Buk: Năng Suất Vườn Cây Cao Nhất Các Tỉnh Tây Nguyên Cty TNHH MTV Cao Su Krông Buk: Năng Suất Vườn Cây Cao Nhất Các Tỉnh Tây Nguyên

Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk vừa tổ chức Đại hội đại biểu công nhân viên chức năm 2012. Trong năm qua, mặc dù gặp thời tiết bất lợi, vườn cây bị bệnh phấn trắng, giá cả vật tư tăng cao nhưng nhờ sự đoàn kết, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nên Cty vẫn đạt được những thành tích cao.

Tuesday. February 28th, 2012