Đông Thạnh Thoát Nghèo Nhờ Cây Trái
Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.
Ông Nguyễn Phước Thảo- Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Khi xây dựng NTM, số hộ nghèo ở Đông Thạnh còn khá cao (12,62%), thu nhập bình quân đầu người của xã còn thấp so với mức bình quân của tỉnh, chỉ mới đạt 10,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định chuẩn quốc gia chỉ đạt 72%... Tuy vậy, Đông Thạnh có điểm nổi bật là đã cơ bản xóa xong nhà tre lá, đồng thời nâng tỉ lệ nhà bán kiên cố, kiên cố lên 70%. Kết quả rà soát sơ bộ cho thấy, xã Đông Thạnh đạt được 14 tiêu chí NTM”.
Hiện tại, trục đường giao thông chính ở Đông Thạnh đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện cả 2 mùa mưa, nắng. Ông Nguyễn Văn Ba Na- Phó chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Xã xác định phải tập trung phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, gắn với đê bao, thủy lợi nhằm phát huy lợi thế vườn cây ăn trái”.
Theo đó, Đông Thạnh đã huy động sức dân xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến giao thông nông thôn trọng điểm với tổng chiều dài trên 40km, nạo vét các tuyến kênh trên toàn xã, khép kín ruộng vườn phục vụ sản xuất trên diện tích 2.000ha. Đây chính là nền tảng để xã phát huy lợi thế, mở rộng vùng chuyên canh cây ăn trái”.
Tại thời điểm này, Đông Thạnh có 830ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là cam, quýt, sầu riêng, măng cụt, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn trái cây các loại.
Để đạt mục tiêu xây dựng NTM, Đông Thạnh đang tập trung chỉnh trang các khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại “Sáng, xanh, sạch, đẹp” và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; vận động nhân dân trồng cây xanh ở các tuyến đường chính của xã để tạo diện mạo, cảnh quan mới cho địa phương; tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập; vận động 2.013 hộ làm hàng rào, cột cờ, làm sạch cảnh quan, môi trường để đạt được mục tiêu xã NTM vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.
Trong thời chiến, xã Hỏa Tiến là vùng đất anh hùng. Còn trong thời bình, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây luôn vững vàng ý chí, cùng một niềm tin và quyết tâm trong “cuộc chiến” chống đói nghèo và công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
“Đây thực sự là thiên đường nuôi tôm trên cát” - một bậc thầy trong lĩnh vực thủy sản ở Quảng Nam đã đúc rút điều này khi tận mắt chứng kiến “cơ ngơi” của chị Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà). Bí quyết “vẽ” nên bức tranh hoàn mĩ ấy chính là tập thể những con người đang gắn bó máu thịt với từng hồ tôm, với niềm tin tuyệt đối vào tấm lòng và bản lĩnh của nữ giám đốc này.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.