Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý
Gia sản chỉ có 2 công đất rẫy nên cuộc sống gia đình ông Thạch Vươl (58 tuổi, ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo khó. Năm 2013, một người em sống ở TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn trồng cây thiên lý để bán bông. Và nhờ đó, gia đình ông Vươl thoát nghèo.
Ông Thạch Vươl mua 40 gốc thiên lý về trồng, đến 4 tháng sau thì bông nở rộ. Cứ 3 ngày ông Vươl lại hái một lần, mỗi lần gần 3 kg. Trung bình, mỗi ki-lô-gam bông thiên lý có giá từ 30.000 - 40.000 đồng. Năm 2013, bông thiên lý đem lại cho ông thu nhập trên 50 triệu đồng.
Thấy nguồn lợi từ bông thiên lý khá ổn, ông Vươl liền tách nhánh nhân rộng lên 100 gốc. Cách 3 ngày thì ông thu hoạch được 10 kg bông. Để có nguồn tiêu thụ liên tục, ông chủ động bỏ mối cho thương lái ở các chợ. Nhờ vậy, gia đình ông tạo được nguồn thu ổn định và chỉ trong thời gian ngắn đã vươn lên thoát nghèo.
Ông Thạch Vươl chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng cây màu, song giá cả bấp bênh lại phải tốn nhiều công chăm sóc. Có lúc giá quá thấp nên tôi đành phải nhổ bỏ. Từ ngày chuyển sang trồng thiên lý, cuộc sống gia đình tôi dần ổn định. Thiên lý rất dễ trồng, ít sâu hại. Chỉ cần đắp giồng cao, làm giàn cho cây leo, tưới phân và nước đúng theo liều lượng thì cây sẽ cho bông quanh năm”.
Bông thiên lý chứa nhiều dinh dưỡng, được nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống đặt mua, nên giá cả ổn định hơn các loại hoa màu khác. Trồng bông thiên lý được xem là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả dành cho những hộ nông dân ít đất.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Chiều ngày 16/6, “Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông - Tây Nam Bộ 2014” đã diễn ra tại TP.HCM, do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và UBND ba tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương kết hợp tổ chức.
Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.
Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.